Tiền vào chứng khoán ngày càng yếu
Kể từ phiên bùng nổ hôm 5/12, giá trị giao dịch chứng khoán liên tục bị thu hẹp. Tình trạng hụt hơi khiến chỉ số VN-Index chịu áp lực chốt lời và giảm gần 2 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giằng co trên vùng kháng cự 1.270 điểm. Việc thiếu vắng sự đột biến về dòng tiền, thông tin hỗ trợ khiến thị trường không xác định được xu hướng cụ thể.
Bên cạnh đó, thị trường cũng vắng bóng nhóm ngành dẫn dắt trong bối cảnh tiền của nhà đầu tư thiếu lan tỏa, chỉ chảy cục bộ vào các cổ phiếu có câu chuyện riêng. Tình trạng này khiến chỉ số dễ dàng chịu áp lực từ nguồn cung bất kể khi nào dòng tiền mua hụt hơi.
Kết phiên, VN-Index giảm 1,77 điểm (-0,14%) xuống 1.272,07 điểm; HNX-Index tăng 0,03 điểm (+0,01%) lên 229,24 điểm; UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,18%) xuống 92,74 điểm.
Không khí giao dịch ảm đạm dần khi thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục đi lùi xuống còn 16.300 tỷ đồng.
Trong khi đó, bảng điện tử phân hóa mạnh với 388 mã tăng (gồm 27 mã tăng, 853 mã giữ tham chiếu và 368 mã giảm (gồm 9 mã giảm sàn).
Riêng rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đóng góp 11 mã tăng, 2 mã giữ tham chiếu và 17 mã giảm. Chỉ số đại diện rổ không biến động nhiều mà chỉ giảm nhẹ xuống mốc 1.335 điểm.
VN-Index rung lắc quanh vùng kháng cự 1.270-1.275 điểm.
Với biên độ tăng 1,7%, cổ phiếu FPT quay trở lại dẫn đầu nhóm bảo vệ chỉ số cùng với một số mã như HDB (+3,7%), HPG (+0,9%), HVN (+1,8%), SAB (+1%), KDC (+4,8%), BVH (+1,7%), POW (+1,2%), DHG (+2,5%) hay BID (+0,1%).
Bảo hiểm là nhóm hiếm hoi được giao dịch khởi sắc hôm nay. Ngoài “đầu tàu” BVH, thị trường còn chứng kiến một số mã tăng giá như PVI (+0,2%), BIC (+0,9%), VNR (+0,4%), ABI (+0,8%), BHI (tăng trần), BLI (+1%).
Chiều ngược lại, nhóm ghì chân VN-Index tập hợp các bluechip như VCB (-0,8%), VIC (-1,6%), VHM (-1,2%), GVR (-1,1%), VPB (-0,8%), STB (-1,5%), MBB (-0,6%), MSN (-0,7%), TCB (-0,4%) và GAS (-0,4%).
Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng song quy mô đã giảm xuống còn 170 tỷ đồng, chủ yếu do bán MWG (-81 tỷ đồng), KDC (-48 tỷ đồng), VNM (-30 tỷ đồng).
Mặt khác, tiền chảy mạnh vào 2 mã DHT của Dược phẩm Hà Tây và FPT của Tập đoàn FPT lần lượt là 172 tỷ đồng và 102 tỷ đồng. Riêng với trường hợp của cổ phiếu DHT là giao dịch mua thỏa thuận.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường