Thị trường tiền tệ: Tỷ giá hạ nhiệt củng cố bởi việc FED hạ lãi suất
CẬP NHẬT XU HƯỚNG KINH TẾ MỸ: Các số liệu kinh tế Mỹ đang có xu hướng suy yếu nhanh chóng trong ngắn hạn, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi áp lực lãi suất USD vùng đỉnh quá cao và kéo dài. Dữ liệu cho thấy rủi ro tăng trưởng kinh tế suy yếu đang xảy ra ở các khu vực kinh tế: (1) khu vực kinh tế sản xuất; (2) khu vực kinh tế tiêu dùng; (3) đầu tư công Mỹ suy yếu nhanh bởi dư địa chi tiêu tài khóa 2020 – 2024 của Mỹ gần kết thúc.
Sức khỏe khu vực sản xuất Mỹ (ISM U.S. Manufacturing Index) suy giảm nhanh trong tháng 6, xấu hơn so với kỳ vọng. Số liệu ISM Manufacturing Index của Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ khủng hoảng COVID đến nay, chỉ đạt 46.8 điểm.
Ngày 31/07, cuộc họp FED diễn ra, bao gồm các thông tin trọng yếu: (1) xu hướng lạm phát giảm về vùng mục tiêu 2.0% trong trung hạn, giảm tốt hơn kỳ vọng; (2) tăng trưởng kinh tế chậm dần, có những dấu hiệu suy yếu đáng quan ngại; (3) kế hoạch cắt giảm lãi suất ngắn hạn nhằm cân bằng tốt hơn giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Cuộc họp FED tháng 7 được xem như điểm đảo chiều trong kỳ vọng của thị trường về quan điểm và kế hoạch cắt giảm lãi suất của FED, và dự đoán sẽ cắt giảm nhanh trong 6 tháng tới.
Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng rất cao, 4.3% so với kỳ vọng ổn định 4.1%, là điểm dữ liệu rất đáng quan ngại, cho thấy xác suất cao kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái nhẹ trong tương lai. Số liệu thất nghiệp gây thất vọng và tạo rủi ro đảo chiều xu hướng tăng đối với thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.
CẬP NHẬT XÁC SUẤT CẮT GIẢM LÃI SUẤT FED:
Theo Cafe Capital, chắc chắn FED sẽ cắt giảm lãi suất 0.25% trong kỳ họp tháng 9 (18/09). Với dữ liệu thất nghiệp tăng mạnh, thị trường đang mở ra xác suất FED sẽ cắt giảm lãi suất nhanh và bất ngờ trong cuộc họp tháng 9, 50 điểm cơ bản.
Tốc độ cắt giảm lãi suất của FED sẽ rất nhanh, kỳ vọng 4 – 5 lần cắt giảm lãi suất 0.25% trong 6 tháng tới.
Các xu hướng vĩ mô ủng hộ tốc độ cắt giảm lãi suất nhanh từ FED: (1) xu hướng lạm phát trung hạn giảm bền vững về mục tiêu 2.0%; (2) tăng trưởng kinh tế tiêu dùng – sản xuất hạ nhiệt nhanh; (3) điềukiện thất nghiệp tăng cao.
Xu hướng lãi suất USD ngắn hạn và trung hạn (lợi suất TPCP 2 năm - 5 năm - 10 năm) đều giảm nhanh chóng trong ngắn hạn.
Điều kiện thanh khoản USD toàn cầu sẽ cải thiện nhanh chóng theo triển vọng lãi suất FED, giúp DXY giảm rất mạnh ngắn hạn.
Áp lực tỷ giá sẽ giảm nhanh đối với đồng tiền các nền kinh tế Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
Các xu hướng: (1) kinh tế Mỹ suy yếu nhanh ngắn hạn; (2) chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng nhanh chóng; (3) CSTT ngược chiều FED – Bank of Japan là các động lực chính giúp DXY (sức mạnh USD) giảm rất nhanh, là yếu tố tích cực trung hạn.
Mỹ dự kiến phải đối mặt với việc tái tài trợ hơn 350 nghìn tỷ USD nợ công trong 6 tháng tới, trong khi lãi suất hiện tại cao hơn nhiều so với trước đây, dẫn đến tăng đáng kể chi phí lãi suất hàng năm. Trong những tháng qua, Fed liên tục phát hành trái phiếu để tái tài trợ cho các khoản nợ đáo hạn có lãi suất cao. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu đang bị bán tháo, gây áp lực lên lãi suất phát hành mới, khiến chúng phải có lãi suất thấp hơn. Khoảng bù lãi suất này sẽ góp phần gia tăng thâm hụt ngân sách. Để bù đắp thâm hụt, khả năng Fed phải bán dự trữ vàng, dầu khí hoặc thậm chí cả Bitcoin để huy động vốn, gây ảnh hưởng đến giá các tài sản này trên thị trường.
Như đánh giá của chúng tôi trong tháng 6/2024:
. Fed sẽ phải hy sinh chỉ số lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
. Quyết định của Fed trong tương lai sẽ phụ thuộc vào diễn biến của thị trường lao động.
. Mỹ sẽ xả các tài sản tài chính rủi ro như BTC để thu tiền về
Cùng review lại các diễn biến Thế giới trong tuần vừa qua
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận