Thị trường điều chỉnh, nhóm cổ phiếu nào cần mua vào nhịp đầu hồi phục?
Tuần vừa qua Vnindex đã có 1 tuần bứt phá vượt 1300 điểm, tuy nhiên chỉ ngay 2 phiên sau đó, thị trường đã có 1 phiên kết thúc tuần giảm hơn 20 điểm ở phiên ATC và đóng nến cả tuần giảm tổng cộng -7,67 điểm (-0,6%) so với tuần trước, xóa sạch thành quả của 8 phiên trước đó. HNX-INDEX kết thúc tuần với phiên giảm -4,39 điểm, cả tuần giảm -1,02 điểm (-0,42%) về 243,97 điểm. Thanh khoản duy trì trên 23 nghìn tỷ đồng.
Nhìn vào xu hướng và diễn biến dòng tiền các ngành thì có thể thấy các nhóm ngành tăng điểm bao gồm: Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp, đồ dùng cá nhân và đồ da dụng, dịch vụ bán lẻ, du lịch giải trí, Viễn thông (nhóm Viettel), Công nghệ và dịch vụ tài chính.
Ngược lại các nhóm ngành giảm điểm và chưa có dấu hiệu bứt phá như: Bất động sản, Dầu khí, Xây dựng và Vật liệu, Phương tiện truyền thông, Bảo hiểm, Ngân hàng..
Theo Chứng khoán GTJA nhận định: "Thị giảm mạnh xuống mức 1279 điểm với áp lực bán mạnh về phiên ATC. Diễn biến tích lũy là phù hợp trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới có dấu hiệu gia tăng, áp lực lạm phát, tỷ giá, khối ngoại bán ròng chưa hạ nhiệt. Với quan điểm thận trọng, chúng tôi kỳ vọng rằng VNINDEX sẽ có 1 nhịp retest lại ngưỡng kháng cự 1295 là ngưỡng kháng cự ở biên độ trước đó 1220-1295. Nhịp bán mạnh thủng ngưỡng hỗ trợ này và quay về biên đô giao động 1250-1295 điểm. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng áp lực bán này phần nhiều là tâm lý chốt lời ngắn hạn do đa số là nhà đầu tư cá nhân chiếm phần lớn giao dịch trên thị trường. Với Kết quả kinh doanh kỳ vọng khả quan trong Qúy 2 với nhiều nhóm ngành, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại"
Nên mua ngành nào?
THÉP
Các thông tin tích cực ủng hộ đà tăng của nhóm Thép:
(1) EU hiện đang xem xét áp dụng trần sản lượng HRC = 141,849 tấn/quý dành cho các quốc gia khác (bao gồm: Việt Nam). EU hiện đang xem xét và dự kiến công bố vào tuần sau - theo một số nguồn tin. Nếu được thông qua, thời gian áp dụng dự kiến: từ 1/7/2024.
(2) Giá than cốc đầu vào có xu hướng giảm: giá than cốc giảm hơn 6.08% so với mức đỉnh hồi tháng 5.
(3) Câu chuyện áp thuế Chống bán phá giá. Các thông tin về vụ kiện chống bán phá giá: sản phẩm tôn mạ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc và sản phẩm HRC có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Khoảng 78% thép mạ được nhập khẩu vào Việt Nam là đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc tính đến tháng 4.2024. Trong quá khứ, đã có khoảng thời gian từ 9/2016 đến 5/2022 việc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã được áp dụng. Hiện nay, tỷ trọng thép mạ nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc đang có xu hướng tăng mạnh, kỳ vọng rằng việc áp thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục được thực thi trong thời gian tới.
Hiện nay, HSG đang giữ vị trí top 1 thị phần tôn mạ và top 2 thị phần thép ống với thị phần lần lượt đạt 28% và 12%, do đó nếu biện pháp áp thuế chống bán phá giá được thông qua thì HSG sẽ là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra HPG và NKG cũng hưởng lợi bởi các yếu tố trên.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường