Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn hơn cả Thái Lan
Châu Á vẫn luôn là thị trường tiềm năng đối với các nhà bán lẻ quốc tế. Trước thời kỳ đại dịch, thị trường bán lẻ của Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nhiều nước đã nới lỏng việc di chuyển giữa các quốc gia, những thị trường này vẫn áp dụng chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ.
Chính sách Zero-COVID đã gây cản trở cho các nhà bán lẻ, khiến các hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn. Do đó, những doanh nghiệp này đang tìm đến thị trường Đông Nam Á, nơi đã ứng phó tốt với đại dịch và mở cửa sớm cho hoạt động bay thương mại.
Bán lẻ Việt hấp dẫn hơn cả Thái Lan, Singapore
Ngành bán lẻ của Thái Lan đã chịu ảnh hưởng đáng kể do yếu tố dịch bệnh. Nguyên nhân đến từ sự sụt giảm trong doanh thu bán lẻ đối với khách quốc tế trong hai năm COVID-19.
Trong khi đó, Việt Nam sở hữu nguồn cầu nội địa mạnh mẽ. Ngành bán lẻ Việt Nam ít bị phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài. Hơn nữa, khó khăn trong việc di chuyển quốc tế đã thay đổi thói quen tiêu dùng người Việt. Do không thể bay ra nước ngoài, họ đã làm quen với việc mua sắm trong nước.
Điều này phản ánh ở các chỉ số tiêu dùng hàng hóa bản lẻ của Việt Nam khi có sự phục hồi bắt đầu từ giai đoạn cuối năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Các thương hiệu ngoại liên tục "tấn công" thị trường
Bằng quan sát dễ thấy các thương hiệu quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Đơn cử Uniqlo, thương hiệu thời trang nhanh đến từ Nhật Bản. Bất chấp những tác động của dịch bệnh, nhãn hàng này tiếp tục theo đuổi chiến lược mở các cửa hàng truyền thống, liên tiếp khai trương thêm những cửa hàng mới tại những vị trí đắc địa ở Hà Nội và TP HCM
Vốn ngoại đổ về
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18,7 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, bán buôn, bán lẻ là lĩnh vực thu hút vốn lớn thứ tư, sau ngành công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản và khoa học công nghệ với số vốn đạt trên 617,9 triệu USD. Nếu xét về số lượng dự án thì bán buôn, bán lẻ cũng là một trong 3 ngành thu hút được nhiều dự án nhất với tỷ lệ là 30 % trong tổng số dự án.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận