menu
PVS, BID và IMP có khả quan?
copy link
Sơn Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

PVS, BID và IMP có khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị giữ PVS do doanh thu trong những năm tới dự kiến sẽ tăng mạnh, chủ yếu nhờ lĩnh vực chế tạo cơ khí khi tham gia vào các dự án dầu khí thượng nguồn cũng như năng lượng tái tạo; khả quan với BID do kỳ vọng NIM cải thiện nhẹ vào cuối năm nhờ sự hỗ trợ từ việc tăng LDR và việc nới lỏng hỗ trợ lãi suất cho vay cho khách hàng; mua IMP do kỳ vọng vào việc khai thác tối ưu công suất và tiếp tục phát triển kênh ETC nhờ vào chính sách mới của Bộ Y tế.

Giữ PVS với giá mục tiêu 48,500 đồng/cp

CTCK VPBank (VPBS) cho biết lãnh đạo Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đã xây dựng kế hoạch đầu tư nhằm tham gia vào các dự án dầu khí lớn sẽ được triển khai trong giai đoạn 2023-2030 và các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo quốc tế và trong nước. Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2024-2030 là 70,459 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh 9,655 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển các dự án là 60,804 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2024-2030 hàng loạt dự án đầu tư ngành dầu khí được thực hiện, là nhà thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật trải dài từ thăm dò tìm kiếm, phát triển mỏ, cung cấp các thiết bị kho nổi khai thác, cơ hội phát triển của Công ty là rất lớn. VPBS ước tính giá trị có thể đạt mức từ 6.5-7.2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Công ty đã mở rộng hoạt động chế tạo cơ khí lĩnh vực năng lượng tái tạo qua hợp tác với các nhà thầu, chủ đầu tư quốc tế, giá trị những năm qua đã đạt hơn 1.5 tỷ USD và sẽ tiếp tục tham gia các dự án mới trong chiến lược phát triển và chuyển đổi năng lượng theo COP 28 mà các quốc gia đã cam kết.

Hiện, PVS là đơn vị lớn nhất trong nước đồng sở hữu 6 kho nổi chứa xuất dầu khí tại các dự án khai thác dầu khí trên biển của Việt Nam. Các dự án kho nổi có thời gian hoạt động dài hạn đến 2030-2035 và sẽ tiếp tục được gia hạn với thời gian khai thác của các mỏ dầu khí.

Trong giai đoạn 2024-2030, PVS tiếp tục có cơ hội trúng thầu cung cấp các kho nổi cho dự án Lạc Đà Vàng, Lô B, Nam Du U Minh và các dự án khai thác dầu khó tiềm năng khác như Kèn Bầu – Cá Voi Xanh,… Giá trị đầu tư các dự án này dự kiến là khoảng 10,000 tỷ đồng.

Hiện PVS quản lý và khai thác các cụm cảng căn cứ dầu khí quan trọng trên cả nước gồm khu vực Bà Rịa Vũng Tàu – Hải Phòng – Thanh Hóa – Hà Tĩnh – Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Hệ thống cảng căn cứ hậu cần đóng vai trò quan trọng cho các dịch vụ kỹ thuật dầu khí trên biển. Trong chiến lược phát triển lĩnh vực điện gió trên biển, hệ thống cảng hậu cần này tiếp tục được công ty đầu tư nâng cao năng lực hoạt động khai thác.

Giá trị đầu tư theo kế hoạch 2024-2030 là khoảng 6,380 tỷ đồng, bao gồm cả hệ thống máy móc thiết bị sản xuất.

Với các dự án thực hiện, VPBS dự báo doanh thu trong những năm tới của PVS sẽ tăng lên mạnh mẽ, chủ yếu nhờ lĩnh vực chế tạo cơ khí khi tham gia vào các dự án dầu khí thượng nguồn cũng như năng lượng tái tạo. Do đó, VPBS khuyến nghị giữ cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 48,500 đồng/cp.

PVS, BID và IMP có khả quan?

BID khả quan với giá mục tiêu 55,000 đồng/cp

CTCK Vietcap nhận định NIM trong năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) dự kiến sẽ đi ngang so với năm trước. Cụ thể, NIM của BID đã giảm 34 điểm cơ bản so với quý trước, đạt 2.37% trong quý 1/2024, nguyên nhân chủ yếu do (1) các gói hỗ trợ khách hàng và (2) chất lượng tài sản giảm nhẹ so với quý trước trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng yếu.

Vietcap cho rằng việc tăng NIM vẫn còn chịu áp lực trong thời gian còn lại của năm do (1) chi phí vốn tăng, (2) chất lượng tài sản cải thiện chậm và (3) tăng trưởng tín dụng yếu trong hầu hết nửa đầu năm 2024.

Do đó, Vietcap kỳ vọng NIM cải thiện nhẹ vào cuối năm nhờ sự hỗ trợ từ việc tăng LDR và việc nới lỏng hỗ trợ lãi suất cho vay cho khách hàng. CTCK này vẫn giữ quan điểm tích cực rằng NIM của BID vẫn có thể tăng dần trong 3 năm tới và đạt 2.83% vào cuối năm 2026 do chi phí vốn và chất lượng tài sản được cải thiện, tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ tăng và các gói hỗ trợ lãi suất cho vay giảm.

Vietcap cũng tin rằng (1) chất lượng tài sản dần cải thiện và (2) việc sử dụng bộ đệm dự phòng sẽ giúp BID kiểm soát chi phí tín dụng ở mức khoảng 1% trong giai đoạn 2024-2025.

Về định giá, P/B mục tiêu của Vietcap là 2.4 lần, cao hơn 60% so với P/B từ mô hình tăng trưởng Gordon (GGM) vì BID là ngân hàng cho vay lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản đạt 2,328 ngàn tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 1,794 ngàn tỷ đồng - tương đương với 21% thị phần cho vay trong quý 1/2024 của các ngân hàng mà CTCK này theo dõi. Vietcap tin rằng BID đã hưởng lợi từ việc là một ngân hàng thương mại quốc doanh. Như CTG và VCB, BID có được lợi thế về quy mô mạng lưới chi nhánh và danh tiếng tốt, cho phép ngân hàng mở rộng thị phần trong mảng bán lẻ thông qua việc đưa ra lãi suất cạnh tranh cho khách hàng. Do đó, cổ phiếu BID khả quan với giá mục tiêu 55,000 đồng/cp.

Mua IMP với giá mục tiêu 97,453 đồng/cp

CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN) cho biết theo như CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) công bố thì các nhà máy IMP1, IMP2, IMP3, IMP4 mới chỉ đạt công suất lần lượt là 67%, 37%, 57%, 61% trong năm 2023. Điều này phần nào do việc cân đối hàng tồn kho. Với việc các nhà máy chưa đạt công suất tối đa, cho thấy IMP còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu kênh ETC khi danh mục thuốc được mở rộng.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2024 về danh mục thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP. Đây là một điểm thuận lợi cho IMP khi công ty đáp ứng được 12/93 loại thuốc được ban hành theo thông tư. YSVN cho rằng đây sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng cho kênh ETC trong năm 2024.

Giá nguyên liệu API đang hạ nhiệt, nhờ vào 2 yếu tố chính: 1) Nhu cầu API giảm do Ấn Độ đang thực hiện các bước để tự chủ về nguồn API; 2) Trung Quốc tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất trong bối cảnh nhu cầu suy yếu.

Bên cạnh kênh ETC chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024 (tăng 58% so với cùng kỳ), IMP đang tiếp tục thúc đẩy kênh OTC với kế hoạch phát triển thị trường miền Bắc và củng cố lại thị trường miền Nam và miền Trung. Bên cạnh đó vào tháng 02/2024, Genuone và Imexpharm đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược đánh dấu bước tiến lớn trong việc sản xuất các loại thuốc biệt dược chất lượng cao giá cả cạnh trạnh. Khi mà phần lớn thị phần thuốc biệt dược đang nằm trong tay các nhà sản xuất nước ngoài.

YSVN định giá IMP bằng 2 phương pháp P/E và P/B, với tỷ trọng 50% mỗi phương pháp. Với mức P/E và P/B dự phóng lần lượt là 18.9x và 2.3x lần tương đương mức trung bình 2 năm + 1 độ lệch chuẩn do kỳ vọng vào việc khai thác tối ưu công suất và tiếp tục phát triển kênh ETC nhờ vào chính sách mới của Bộ Y tế. Theo đó, YSVN đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu IMP với kết quả dự phóng trung bình là 97,453 đồng/cp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
39.80 +0.30 (+0.76%)
45.05 -0.15 (-0.33%)
33.20 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
2 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ 7