Nhiều yếu tố hỗ trợ kinh tế Việt Nam tăng tốc trong nửa cuối năm
Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điển hình là câu chuyện tăng tốc đầu tư công trong năm 2023
Kể từ đầu năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đầu tư tư nhân và dòng vốn FDI yếu. Theo TCTK, vốn nhà nước thực hiện (đầu tư công) trong T6/23 tăng 25,3% so với cùng kỳ lên 54,2 nghìn tỷ đồng (so với +20,9% so với cùng kỳ trong T5/23). Một số yếu tố hỗ trợ để đẩy nhanh hơn nữa các dự án đầu tư công trong năm nay, bao gồm:
Nợ công thấp tạo dư địa nới lỏng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế
Lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam giảm mạnh kể từ đầu năm 2023
Lạm phát trong nước đã hạ nhiệt đáng kể trong vài tháng qua
Kỳ vọng xuất khẩu Việt Nam phục hồi từ Q4/23
Tồn kho tại Mỹ đã có dấu hiệu đạt đỉnh vào cuối Q1/23 và dự kiến sẽ giảm trong những quý tiếp theo. Do đó, kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phục hồi từ Q4/23 nhờ (1) tồn kho tại các nước phát triển giảm sẽ kích thích nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, (2) chu kỳ thay thế smartphone cũ bằng mẫu mới là 25,3 tháng, tức khoảng 2 năm (theo nghiên cứu của China Mobile Terminal Lab), điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu smartphone của Việt Nam kể từ Q4/23 (điện thoại và linh kiện chiếm gần 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022), (3) Nhu cầu từ Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ hơn sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Lãi suất cho vay hạ nhiệt sẽ kích thích tiêu dùng và đầu tư tư nhân
Lãi suất tiền gửi giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023
Kể từ đầu năm 2023, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 3 tháng của các NHTM đã giảm khoảng 137 điểm cơ bản, trong khi lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng giảm 124 điểm cơ bản (số liệu tại ngày 29/6/2023). Nguyên nhân là do: (1) NHNN đảo ngược chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng, (2) thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện nhờ NHNN mua 6 tỷ USD dự trữ ngoại hối và Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, (3) nhu cầu tín dụng thấp trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chập trong nửa đầu năm 2023.
Lãi suất sẽ duy trì đà giảm trong nửa cuối năm 2023
Kỳ vọng lãi suất huy động và cho vay sẽ duy trì xu hướng giảm trong nửa cuối năm. Cụ thể, chúng tôi dự báo lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống mức 6,0-6,2%/năm vào cuối năm 2023, do: (1) tác động từ 4 đợt giảm lãi suất điều hành của NHNN trong 6T23, (2) nhu cầu tín dụng yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thị trường bất động sản ảm đạm, (3) Chính phủ sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và (4) NHNN vẫn còn dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ.
Lãi suất huy động ở các ngân hàng như VCB VPB STB TCB LPB CTG... chỉ còn dưới 7%/năm
Lạm phát sẽ nằm trong tầm kiểm soát trong nửa cuối năm 2023
Lạm phát trong nước tiếp tục hạ nhiệt trong T6/23 với mức tăng 2,0% so với cùng kỳ, đánh dấu mức tăng thấp nhất trong vòng 16 tháng qua. Trong 6T23, CPI bình quân tăng 3,3% so với cùng kỳ. Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh là yếu tố chính giúp giảm áp lực lạm phát trong 6T23.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận