24HMONEY đã kiểm duyệt
08/11/2024
Nhận định kết qủa kinh doanh ngành thép: Vui ít buồn nhiều
Hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đã công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với kết quả phân hóa rõ rệt. Trong khi các ông lớn như HPG và NKG ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng nhờ lợi thế về quy mô và thị phần, nhiều doanh nghiệp khác lại gặp khó khăn trước áp lực chi phí đầu vào và sức ép cạnh tranh gay gắt, dẫn đến thua lỗ trong kỳ này.
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) mang về 34.3 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.022 tỷ đồng, tăng 51% so với quý III/2023. Dù vẫn thấp hơn so với quý II do sự sụt giảm trong sản lượng và giá bán cả mặt hàng thép xây dựng và thép cuộn cán nóng nhưng giá nguyên vật liệu giảm nhẹ làm hạ giá thành sản xuất tương ứng với giá bán, do đó không tác động quá tiêu cực đến biên lợi nhuận của Hòa Phát. Lũy kế từ đầu năm 2024, Hòa Phát đạt 105.329 tỷ đồng doanh thu và hoàn thành 75% mục tiêu doanh thu cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.210 tỷ đồng, tăng 140% và hoàn thành 92% kế hoạch năm.
Thép Nam Kim (NKG) cũng có kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu thuần đạt hơn 5.208 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ chi phí, Nam Kim báo lãi sau thuế 64,8 tỷ đồng, tăng gần 175%. Tính đến hết 9 tháng, NKG đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm với con số 543 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết nhờ đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu, doanh thu của công ty tiếp tục duy trì sự tăng trưởng. Ngoài ra, chi phí sản xuất bình quân giảm, dẫn tới biên lợi nhuận gộp được cải thiện, kéo lợi nhuận ròng tăng mạnh.
Hoa Sen (HSG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.108 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các chi phí tăng mạnh đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả, “vua tôn” bất ngờ báo lỗ sau thuế hơn 185 tỷ đồng, trong khi con số cùng kỳ là 438 tỷ đồng. Dù vậy, nhờ kết quả khả quan từ các quý trước, Hoa Sen vẫn khép lại năm tài chính với tổng doanh thu 39.272 tỷ đồng, tăng 24%, và lợi nhuận sau thuế 510 tỷ đồng, gấp 17 lần so với năm trước.
Ống thép Việt - Đức VG PIPE (VGS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 khả quan với doanh thu thuần 1.907 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng khiến doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận gộp 39 tỷ đồng, giảm so với quý III/2023 là 45 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, VGS lãi sau thuế 9,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ lãi 9 tỷ đồng.
Đầu tư Thương mại SMC (SMC) tiếp tục đối mặt thách thức trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành thép. Doanh thu thuần đạt 2.276,5 tỷ đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ tốc độ giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn giúp lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ghi nhận 10,3 tỷ đồng so với khoản lỗ cùng kỳ là 41,4 tỷ đồng. Doanh nghiệp tiếp tục đối mặt thách thức trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành thép. Doanh thu thuần đạt 2.276,5 tỷ đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ tốc độ giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn giúp lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ghi nhận 10,3 tỷ đồng so với khoản lỗ cùng kỳ là 41,4 tỷ đồng. SMC báo lỗ sau thuế hơn 82,4 tỷ đồng. Tính đến cuối quý III, khoản lỗ lũy kế ghi nhận gần 147 tỷ đồng, trong khi đầu năm là 169 tỷ đồng.
=> Nhìn chung ngành thép sẽ được kỳ vọng hưởng lợi trong ngắn hạn khi chuyển dịch thị phần từ Trung Quốc tại Mỹ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam sẽ còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác như Ấn Độ. Bên cạnh đó, người đứng đầu nhà trắng tương lai cũng đang có dự định sẽ phục hồi ngành thép trong nước vì vậy vẫn chưa có điểm sáng nào đáng kể cho các doanh nghiệp thép trong dài hạn. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, thì việc đầu tư mạnh vào sản xuất sẽ góp phần ổn định nguồn cung trong nước cho các dự án tương lai như đường sắt Bắc-Nam. Ngoài ra còn góp phần bình ổn giá thép trong nước để hạn chế việc gia tăng giá bán thành phẩm cho các nhu cầu bất động sản,…
Bình luận