Lý do Thế giới Di động tham vọng lợi nhuận gấp 14 lần
Năm 2023, Thế giới Di động chỉ đạt lợi nhuận gần 167 tỷ đồng nhưng năm nay, doanh nghiệp này đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế dự kiến 2.400 tỷ đồng, tăng gần 14 lần so với năm trước.
Tuần qua, VN-Index tăng 18,02 điểm lên 1.281,80 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE hơn 151.877 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch trung bình đạt hơn 1,1 tỷ cổ phiếu/phiên. HNX-Indextăng 2,14 điểm lên mức 241,68 điểm.
Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 72,17 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng hơn 3.173 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng 1,71 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng hơn 90 tỷ đồng.
Với thị trường Upcom, khối ngoại bán ròng 42.460 đơn vị, giá trị bán ròng gần 23 tỷ đồng. Như vậy, tuần giao dịch từ ngày 18 - 22/3 trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng 70,51 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng hơn 3.105.
Lợi nhuận sẽ tăng gần 14 lần?
Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay. Theo đó, năm nay MWG đặt kế hoạch doanh thu 125.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế dự kiến 2.400 tỷ đồng (tăng gần 14 lần so với thực hiện trong năm 2023 là 167 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế dự kiến 2.400 tỷ đồng của MWG liệu có khả thi?
Về phương hướng kinh doanh, Thế giới Di động sẽ thực hiện tái cấu trúc toàn diện “giảm lương - tăng chất”. Cụ thể, chuỗi Thế giới Di động (bao gồm cả Topzone) và Điện máy Xanh tiếp tục là trụ cột đóng góp khoảng 65% doanh thu và mang lại lợi nhuận chính cho MWG trong năm nay.
Chuỗi Bách hóa Xanh dự kiến đóng góp khoảng 30% doanh thu, tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và bắt đầu mang lại lợi nhuận từ năm 2024. Công ty sẽ mở mới cửa hàng có chọn lọc để đảm bảo hiệu quả, tiếp tục tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ như nâng cao chất lượng, đảm bảo sản phẩm ổn định đối với ngành hàng thực phẩm tươi sống, tìm kiếm và khai các cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng ngành hàng FMCGs, tối ưu chi phí kho vận để có lời cả năm ở cấp độ công ty.
Đối với chuỗi nhà thuốc An Khang, MWG dự kiến tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn trước ngày 31/12/2024. Năm nay, chuỗi nhà thuốc An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công.
Chuỗi Avakids sẽ tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn trước ngày 31/12/2024. Còn chuỗi EraBlue (kinh doanh tại Indonesia) dự kiến tăng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần, trở thành nhà bán lẻ điện máy số 1 tại Indonesia trong năm 2024.
Tại đại hội năm nay, MWG sẽ trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng, dự kiến triển khai trong năm 2024. Về kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP, Thế giới Di động trình cổ đông tỷ lệ phát hành tối đa 2% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu và dự kiến triển khai trong năm 2025.
Thế giới Di động trình cổ đông sẽ sử dụng tối đa 100 tỷ đồng để mua lại cổ phiếu đang lưu hành, giảm vốn điều lệ, giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Công ty sẽ uỷ quyền cho Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, giá mua … phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện thị trường. Ước tính, MWG sẽ mua lại tối đa khoảng 2,1 triệu cổ phiếu.
HoSE vừa có quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest - mã chứng khoán: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 20/3. Nguyên nhân là Hải Phát Invest đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch. Như vậy, cổ phiếu HPX sẽ được giao dịch toàn thời gian trở lại kể từ ngày 20/3. Giá tham chiếu của cổ phiếu HPX trong ngày giao dịch trở lại là 5.460 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động là +/-20%.
Ngày 2/4 tới, VIB sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại TPHCM.
Vào ngày 18/9, HoSE đã đưa 5 cổ phiếu vào diện đình chỉ giao dịch do các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch, gồm HPX của Hải Phát, AGM của Xuất nhập khẩu An Giang, TTB của Tiến Bộ, IBC của Apax Holdings và TGG của The Golden Group.
Như vậy, sau 6 tháng bị đình chỉ giao dịch, mới chỉ có 2 cổ phiếu là HPX và AGM đã được đưa ra khỏi diện này. Trong đó, cổ phiếu AGM chuyển qua dạng kiểm soát do công ty chưa công bố báo cáo tài chính năm 2023 được kiểm toán.
Vào ngày 2/4 tới, VIB sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại TPHCM. Theo tờ trình đại hội, ngoài kế hoạch kinh doanh năm 2024 và mức chia cổ tức năm 2023, VIB cũng sẽ trình phương án tăng vốn điều lệ năm 2024. Cụ thể, VIB sẽ phát hành hơn 431 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và phát hành 11,1 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.
Cổ phiếu thưởng cho cổ đông không bị hạn chế chuyển nhượng, còn cổ phiếu cho cán bộ nhân viên bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Qua đó, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ 25.368 tỷ đồng lên 29.791 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận