Hoạt động xuất nhập khẩu hồi phục mạnh mẽ về cuối năm
Xuất khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất 1 năm (điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ).
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tích cực hơn trong tháng 10. Theo TCTK, giá trị xuất khẩu ước đạt 32,3 tỷ USD, tăng trưởng 5,9% so với cũng kỳ, đánh dấu tháng tăng trưởng dương thứ hai liên tiếp và là tốc độ tăng trưởng hàng năm điều chỉnh theo mùa vụ cao nhất kể từ T10/2022.
Trong tháng 10, một số sản phẩm đã vượt qua khó khăn của 3 quý đầu năm do số lượng đơn đặt hàng mới giảm để ghi nhận mức tăng trưởng dương lần đầu trong năm nay (không tính yếu tố Tết Nguyên đán), bao gồm máy móc thiết bị (+13,1% ), sản phẩm từ hóa chất (+5,4% ) và nguyên liệu phụ trợ cho ngành dệt may, da giày (+1,7% ).
Ngoài ra, một số sản phẩm duy trì đà tăng trưởng mạnh như phương tiện vận tải và linh kiện (+18,5% ), máy ảnh và máy quay phim (+44,1% ) và thép (+51,4% ). Mặt khác, dầu thô (-38,5% ); phân bón (-44,5% ); đồ chơi, dụng cụ thể thao và các phụ kiện (28,6% ); hóa chất (-18,5% ); giày dép (-10,9% ) và cao su (-6,7% ) vẫn ghi nhận sụt giảm. Trong 10T23, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 291,5 tỷ USD (-7,0% ).
Trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 78,7 tỷ USD, chiếm 27,0% tổng kim ngạch xuất khẩu (-15,8% ), tiếp theo là Trung Quốc (49,5 tỷ USD, +5,0% ) và Châu Âu (36,2 tỷ USD, -8,9% ).
Nhu cầu nhập khẩu mạnh hơn theo sau sự phục hồi của hoạt động sản xuất
Theo Tổng cục Hải quan, chi tiêu nhập khẩu của Việt Nam tăng 5,5% svck lên 29,5 tỷ USD (+3,6% so với tháng trước) trong tháng 10, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng dương hàng năm kể từ tháng 11/2022. Sự cải thiện của hoạt động nhập khẩu được hỗ trợ bởi nhu cầu gia tăng về sản phẩm trung gian, nguyên liệu thô và tư liệu sản xuất nhờ xu hướng phục hồi của lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, nhập khẩu hàng hóa trung gian tăng 10,1% cùng với đó nhập khẩu nguyên liệu thô và tư liệu sản xuất tăng lần lượt 2,2% và 1,5% . Ngược lại, nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm 1,0% trong tháng 10 (so với -9,3% trong tháng 9).
Trong 10T23, nhập khẩu của Việt Nam tăng lên 266,9 tỷ USD (-12,2% ).
Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam ghi nhận thặng dư 24,6 tỷ USD trong 10T2023, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng tốc phục hồi trong những tháng tới nhờ triển vọng ngành sản xuất được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng nhờ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ. Chúng tôi dự báo thặng dư thương mại đạt khoảng 27 tỷ USD vào năm 2023, điều này sẽ hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng GDP và tỷ giá VND.
Về xuất nhập khẩu, các nhóm ngành có ưu thế hồi phục về cuối năm gồm thép, thủy sản, dệt may... Nhà đầu tư có thể cân nhắc trong các quyết định đầu tư.. Các cổ phiếu tiêu biểu gồm có HGP, NKG, HSG, ANV, VHC, TNG...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận