menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Nam  Leadinvest Pro

Đừng để thua lỗ định nghĩa và giết chết mình!

Khi đầu tư vào cổ phiếu, rất có thể vào một thời điểm nào đó tôi và bạn sẽ bị mất tiền.

Đôi khi khoản lỗ đến ngay lập tức và rõ ràng, chẳng hạn như khi đặt lệnh mua một cổ phiếu. Thật đau lòng, trong những ngày tiếp theo, tôi được chứng kiến nó đỏ rực trên sàn.

Nhưng cũng có những trường hợp tổn thất tôi gặp mà tôi cũng chả biết. Chúng âm thầm tấn công tài khoản của tôi và phải rất lâu sau đó tôi mới nhận ra được.

Bài viết dưới đây của tôi nhằm liệt kê một số những tổn thất mà chúng ta có thể đã gặp phải khi THAM GIA hoặc kể cả là KHÔNG THAM GIA trên thị trường chứng khoán. Bạn cùng đọc nhé!

Lỗ khi... lỗ vốn

Hình thức thua lỗ giản đơn này có lẽ đem đến nhiều đau đớn nhất cho một nhà đầu tư. Tôi xuống tiền mua một cổ phiếu, sau đó tất cả những gì tôi có thể làm là ngậm ngùi nhìn giá của nó sụt giảm và ở lại mãi tầng đáy.

Không thể chịu đựng được lâu hơn, tôi quyết định chấm dứt nỗi đau bằng cách đặt lệnh bán. Và tôi lỗ vốn.

Một khoản lỗ về vốn được coi là ngắn hạn nếu nhà đầu tư sở hữu tài sản trong một năm hoặc ít hơn. Khoản lỗ sẽ được coi là dài hạn nếu nhà đầu tư sở hữu tài sản đó từ một năm trở lên.

Đừng để thua lỗ định nghĩa và giết chết mình!

Lỗ khi đánh mất cơ hội

Là một loại mất mát tưởng chừng như ít gây đau đớn hơn và cũng khó định lượng hơn, nhưng hoàn toàn có thực bạn nhé.

Tôi gần như đã đặt 200 triệu để mua một cổ phiếu tăng trưởng nóng nhưng sự thực là tôi chỉ làm điều này một năm sau đó, sau khi giá cổ phiếu đã tăng đáng kể.

Tôi tự huyễn hoặc mình rằng: "Chà, ít nhất thì mình chả mất gì cả". Nhưng điều đó không đúng. Tôi đã đóng băng 200 triệu tiền của mình trong một năm và đổi lại, tôi không nhận được gì ngoài đồng tiền đang mất giá.

Vì tôi để 200 triệu đó trong tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, tôi cũng thu về được một ít lãi suất. Nhưng nếu tôi hoàn tất lệnh mua một năm trước đó, tôi đã có trong tay bộn bề lời lãi.

Cứ như vậy, tôi đã từ bỏ cơ hội kiếm nhiều tiền hơn bằng việc bỏ tiền của mình vào một khoản đầu tư khác.

Về cơ bản, đó là một sự đánh đổi khiến tôi mất đi cơ hội còn lại. Trường hợp này được gọi là mất cơ hội hoặc chi phí cơ hội.

Lỗ khi chậm chốt lời

Loại thua lỗ này xảy ra khi nhà đầu tư chúng ta chứng kiến từ đầu đến cuối việc một cổ phiếu tăng giá đáng kể sau đó sụt giảm trở lại. Chắc chắn rồi, điều này là hoàn toàn có thể đối với những cổ phiếu có biên độ giao động mạnh.

Không có nhiều người thành công trong việc xác định đỉnh hoặc đáy của thị trường hoặc của một cổ phiếu riêng lẻ. Tôi cũng là một trong số đó.

Tôi có thể tiếc rẻ khi nhận thấy rằng số tiền đáng ra tôi có thể kiếm được trong chớp mắt đã vuột khỏi tay. Rằng nếu tôi chịu bán khi giá chạm đỉnh, số tiền đó giờ đã nằm êm trong tài khoản của tôi rồi.

Không ít nhà đầu tư quyết định giữ nguyên hiện trạng, ôm mớ cổ phiếu đã tan tác kia mong chờ đến ngày nó hồi phục trở lại; nhưng TOMORROW NEVER COMES - ngày đó không bao giờ tới bạn ạ.

Phương thức chữa trị tốt nhất cho kiểu thua lỗ này là một chiến lược rút lui, và hài lòng với một khoản lợi nhuận hợp lý.

Làm cách nào để đối phó với những thua lỗ

Đừng để thua lỗ định nghĩa và giết chết mình!

Không ai muốn bị lỗ dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng một khi đã lỗ thì hành động tốt nhất là cắt lỗ và chuyển qua các giao dịch kế tiếp.

Biến mất mát thành bài học kinh nghiệm để từ đó bạn có thể vượt qua chính mình và từng bước phát triển.

Để có thể làm được như vậy, bạn cần:

Phân tích lại các lựa chọn của chính mình

Đừng ngần ngại nhìn lại những sai lầm. Hãy đặt nó dưới một góc nhìn mới.

Đặt giả thuyết là nếu được làm lại, bạn sẽ làm gì khác đi và tại sao? Trả lời được những câu hỏi này, ít nhất bạn cũng tránh được việc lặp lại sai lầm của lần trước ở lần kế tiếp.

Lên kế hoạch thu hồi lại những gì bạn mất

Hãy thắt chặt tài chính của bạn trong một thời gian nếu thấy cần thiết. Trong trường hợp tổn thất nhỏ, chi tiêu tiết kiệm và có kỷ luật sẽ góp phần giúp tài khoản của bạn nhanh chóng hồi phục.

Khi đã hồi phục, hãy tái đầu tư. Đừng quên ghi nhớ những điều bạn đã học được ở những lần mất mát trước cho lần đầu tư này, đặc biệt khi thị trường biến động.

Đừng để thua lỗ định nghĩa mình

Đừng để thua lỗ định nghĩa và giết chết mình!

Khi thua lỗ, tuyệt đối không nên trách cứ bản thân. Chỉ cần bạn ngẩng đầu nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy không ít những người mắc sai lầm như bạn, thậm chí còn thảm hại hơn bạn.

Đừng để khoản lỗ giết chết bạn. Ngược lại, hãy dùng nó như một phương tiện dẫn dắt bạn tới những quyết định đầu tư xác đáng hơn.

Không một nhà đầu tư lão luyện nào lại không từng phạm phải sai lầm. Điều đáng nói là họ vượt qua sai lầm như thế nào mà thôi.

Có câu hỏi hay thắc mắc về cổ phiếu có thể comment dưới bình luận. Mình sẽ hỗ trợ giải đáp!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hải Nam  Leadinvest Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

20 Yêu thích
5 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại