Đặt cược vào "gạo, thịt"
Nhờ tác động từ các chính sách vĩ mô quốc tế, nhóm cổ phiếu lương thực, thực phẩm đã có sắc xanh trong tuần giao dịch đầy sóng gió vừa qua và dự báo sẽ còn diễn biến tích cực
Vận động của nhóm cổ phiếu gạo xuất phát từ câu chuyện Ấn Độ cấm xuất khẩu một số mặt hàng gạo và qua đó tạo ra kỳ vọng tăng giá đối với gạo Việt Nam xuất khẩu.
Bên cạnh đó, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8 vừa qua, Việt Nam xuất khẩu 718.081 tấn gạo, tương đương 339,6 triệu USD, tăng 23% về lượng và tăng 19% về giá trị. So với tháng 8/2021, khối lượng xuất khẩu tăng 44%, giá trị tăng 40%
Cùng với đó, dưới tác động của diễn biến giá thịt lợn tại Trung Quốc trong tuần thứ hai của tháng 9 tăng tới 53% so với hồi tháng 5/2022 và neo ở mức trung bình khoảng 23,3 USD/ kg (thông tin từ trang web theo dõi giá thịt lợn www.zhuwang.cc), nhóm cổ phiếu liên quan tới chăn nuôi nhìn chung tăng giá tốt trong tuần qua
Trái với những cổ phiếu không có tin tức, không có câu chuyện gì đáng chú ý, dễ khiến dòng tiền thờ ơ, trong thời kỳ lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng do căng thẳng địa chính trị và chính sách bảo hộ cung - cầu trong nước của nhiều quốc gia, giá cả nhóm hàng hóa, lương thực thực phẩm thường có nhiều thông tin tạo sóng. Đây cũng là nhóm nằm trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nhiều nước, nên có không ít chính sách mới được ban hành cho phù hợp với bối cảnh thị trường mới. Do đó, “sóng sánh” cũng dễ đến hơn, nhà đầu tư lớn nhỏ thường tập trung giao dịch, từ đó cổ phiếu cũng hút dòng tiền
Nhưng không phải cứ thuộc nhóm gạo, thịt, thủy sản là cổ phiếu “dàn hàng ngang cùng tiến”. Trong bối cảnh dòng tiền eo hẹp, đa phần hướng vào một số mã, một số nhóm cổ phiếu, khi được các công ty chứng khoán và truyền thông nhắc đến nhiều, lại càng trở nên nổi bật và thu hút nhà đầu tư hơn. Đó là vì sao, gạo thường là TAR, PAN, thịt là HAG, DBC, thủy sản là ANV, IDI, VHC…
Chiến sự của Nga và Ukraine tiếp tục gây đứt gãy nguồn cung, diễn biến thời tiết phức tạp tại các quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Canada…, chi phí vận chuyển duy trì ở mức cao trong khi Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero Covid”. Đây là những yếu tố khiến giá cả lương thực, thực phẩm biến động, nhờ đó nhóm cổ phiếu này vẫn được chú ý.
Dù vậy, nếu các nhà đầu tư giá trị “đặt cược” vào triển vọng kinh doanh sáng màu của nhóm nông nghiệp này cũng cần cẩn trọng, bởi tương ứng với giá sản phẩm đầu ra tăng, các chi phí đầu vào như thức ăn chăn nuôi với nhóm gia súc, gia cầm, thủy sản và thuốc bảo vệ thực vật với ngành nông nghiệp cũng tăng “cực sốc” thời gian quan
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận