Cổ phiếu Thép "đỏ lửa" về vùng giá rẻ, nhà đầu tư ảo tưởng về cơ hội hay thực sự đã hết thời lợi nhuận khủng?
Năm 2021 đánh dấu sự thành công vượt bậc của ngành thép Việt Nam khi lần đầu tiên ghi tên vào danh sách những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, đồng thời đưa nước ta trở thành nước xuất siêu thép sau nhiều năm nhập siêu. Tuy nhiên, sang năm 2022, trước nhiều biến động của thế giới dự báo ngành Thép cũng sẽ đứng trước nhiều rủi ro và thách thức.
Giá nguyên liệu và sản phẩm thép được dự báo sẽ có diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các công ty thép.
1. Giá nguyên liệu tăng cao
Xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến chi phí nguyên liệu sản xuất thép tăng cao. Trong đó, khai thác quặng sắt của hai nước này chiếm 10% sản lượng toàn cầu. Đặc biệt, các biện pháp giảm 30% sản lượng than cốc do Hiệp hội Công nghiệp than cốc Trung Quốc khởi xướng vào cuối tháng 5/2022 góp phần khiến giá nguyên liệu này tăng vọt.
Trung Quốc vừa nới lỏng biện pháp phòng ngừa COVID-19 ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, giúp nhu cầu thép tăng trở lại, nhưng một số nhà sản xuất thép lớn trong nước vẫn sẽ gặp nhiều thách thức trong thời gian tới, chủ yếu do giá than luyện cốc tăng mạnh.
2. Biên lợi nhuận giảm
Năm 2022, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho lò cao hơn 18 triệu tấn, thép phế 6 - 6.5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc 6.5 triệu tấn, điện cực graphite 10,000 tấn. Vì thế, giá các nguyên liệu duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất thép, dù phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chiến lược hàng tồn kho, nhu cầu thị trường, phân khúc sản phẩm.
Trong quý I/2022, biên lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp thép tăng nhẹ so với quý IV/2021, nhưng duy trì ở mức thấp so với quý II/2021.
Doanh nghiệp ngành thép tại các nước khác trong khu vực như Ấn Độ (Tata Steel Ltd), Hàn Quốc (POSCO), Trung Quốc (Jiangxi Ganfeng Lithium)... cũng có biên lợi nhuận giảm trong vài quý gần đây (xem đồ thị), bởi chi phí sản xuất gia tăng.
3. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
Biên lợi nhuận gộp của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) kỳ vọng sẽ có sự cải thiện trong nửa cuối năm 2022 nhờ chốt được nhiều hợp đồng xuất khẩu tôn mạ sang châu Âu, trong bối cảnh giá thép cuộn cán nóng duy trì ở mức cao khi Trung Quốc và Úc tiếp tục căng thẳng thương mại gây sức ép lên nguồn cung quặng sắt.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, năm 2022 là thời điểm khó khăn với ngành sản xuất thép trên toàn cầu, tiêu thụ thép có thể giảm 1.9%, thay vì tăng 3.2% như dự báo đưa ra trong tháng 2. Tổng sản lượng thép thô ước đạt 456.6 triệu tấn, giảm 6.8% so với năm 2021.
Việc thế giới thiếu hụt nguồn cung thép sẽ giúp các công ty thép Việt Nam tăng cường xuất khẩu, đặc biệt vào thị trường châu Âu và Mỹ.
Ngoài ra, Ấn Độ tăng thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm như quặng sắt và thép từ ngày 22/5/2022 nên các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nguồn cung từ thị trường này.
Về cổ phiếu, khuyến nghị dành cho nhà đầu tư: Không nên tham gia cổ phiếu Thép ở thời điểm hiện tại vì sự giảm tốc tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường