menu
Cổ phiếu ngành Phân bón: Lực đẩy từ thuế giá trị gia tăng sửa đổi
copy link
Quách Dũng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu ngành Phân bón: Lực đẩy từ thuế giá trị gia tăng sửa đổi

Lợi nhuận các doanh nghiệp phân bón Ure sẽ được cải thiện tiết kiệm chi phí khi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có hiệu lực trong nửa cuối năm 2025.

Bảo vệ doanh nghiệp trong nước

Vào cuối tháng 11/2024, Quốc hội đã phê duyệt thay đổi thuế giá trị gia tăng từ "không chịu thuế" sang "chịu thuế 5%", có hiệu lực từ tháng 7/2025. Mặc dù, luật thuế cần chờ thông tư, nghị định hướng dẫn cụ thể, nhưng có thể sẽ có hiệu lực sớm trong quý III/2025.

Theo lý thuyết, việc chuyển từ “không chịu thuế” sang “chịu thuế 5%” sẽ làm tăng giá cuối cùng mà người tiêu dùng (ví dụ như nông dân) phải trả. Tuy nhiên, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) cho biết, trong trường hợp cạnh tranh khốc liệt giữa phân bón nội địa và nhập khẩu, các công ty nội địa có thể chọn giảm giá bán trước khi cộng thêm 5% thuế giá trị gia tăng, từ đó có thể hỗ trợ nông dân. Vì vậy, mức tăng giá của phân bón sản xuất trong nước sẽ ít hơn so với phân bón nhập khẩu, và khuyến khích nông dân sử dụng phân bón sản xuất trong nước.

Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định, phân bón nội địa sẽ cạnh tranh hơn về giá so với phân bón nhập khẩu, từ đó hỗ trợ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ. Phân bón nhập khẩu hiện rẻ hơn 3-5% so với phân bón nội địa. Trong trường hợp cạnh tranh gay gắt với phân bón nhập khẩu như năm 2015-2019, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nội địa được hoàn lại thuế giá trị gia tăng trên chi phí sản xuất có thể chọn giảm giá bán trước khi cộng thêm 5% thuế giá trị gia tăng vào giá bán giúp thu hẹp chênh lệch giá 3-5% và khuyến khích nông dân sử dụng phân bón sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng có thể yêu cầu hoàn lại thuế giá trị gia tăng vào chi phí sản xuất. Điều này chủ yếu đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất urê và DAP, những doanh nghiệp sản xuất phân bón từ nguyên liệu thô (khí tự nhiên, than đá, đá phốt phát).

Trong khi đó, tác động đến các doanh nghiệp sản xuất NPK là rất ít. Các nguyên liệu đầu vào dùng cho các sản phẩm NPK chủ yếu là phân bón đơn (urê, phốt phát đơn và kali), thì dù áp dụng cơ chế không chịu thuế hay chịu thuế đều không ảnh hưởng đến chi phí nguyên liệu.

Gọi tên cổ phiếu “sáng cửa”

Các công ty phân bón đang giao dịch ở mức P/E cao hơn mức trung bình lịch sử, điều này có thể là do việc thay đổi cơ chế thuế giá trị gia tăng cho phân bón trong thời gian tới, giúp các công ty phân bón nội địa cạnh tranh hơn với các sản phẩm nhập khẩu. Cả năm 2024 và năm 2025 đều là giai đoạn phục hồi từ đáy năm 2023, giải thích cho mức tăng trưởng và định giá cao.

Riêng đối với Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC), các quỹ thụ động có thể tích lũy cổ phiếu trong trường hợp FTSE Russell nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam (dự kiến vào năm 2025), lý giải cho định giá cao hơn.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đang sở hữu chuỗi giá trị tích hợp dọc đối với các hóa chất gốc phốt phát, điều này tạo nên sự khác biệt so với các doanh nghiệp xuất khẩu phốt pho vàng khác. Lợi nhuận của Tập đoàn này sẽ phục hồi vào năm nay, chủ yếu nhờ vào tăng trưởng sản lượng tiêu thụ và biên lợi nhuận mở rộng nhờ vào việc tăng sử dụng nguồn nguyên liệu tự khai thác từ 80% vào năm 2024 lên 90% vào năm 2025. Cổ phiếu DGC sẽ được hưởng lợi chính trong trường hợp thị trường chứng khoán được FTSE Russell chấp thuận nâng hạng.

Ước tính doanh thu Tập đoàn Hóa chất Đức Giang sẽ tăng 18% với giả định giá phốt pho vàng tăng 4% và công ty vẫn có khả năng tăng sản lượng tiêu thụ ở tất cả các danh mục sản phẩm. SSI Research cũng kỳ vọng biên lợi nhuận của DGC sẽ tăng trong năm 2025 nhờ vào việc sử dụng nguyên liệu tự khai thác cao hơn, giải thích cho mức tăng trưởng lợi nhuận ròng dự kiến đạt 32% so với cùng kỳ.

Trong năm 2025, SSI research kỳ vọng, giá ure sẽ tăng ở mức một con số thấp, trong khi biên lợi nhuận ở mảng phân bón thương mại vẫn tiếp tục phục hồi, mặc dù không nhiều như năm 2024. Tuy nhiên, việc thay đổi từ “không chịu thuế” sang “chịu thuế 5%” sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất urê là DPM và DCM duy trì tăng trưởng lợi nhuận lần lượt 50% và 29% so với cùng kỳ năm 2024. Dự báo, tăng trưởng lợi nhuận của DPM và DCM sẽ chủ yếu rơi vào nửa cuối năm 2025, khi thay đổi thuế giá trị gia tăng có hiệu lực.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
102.90 -2.20 (-2.09%)
26.35 +0.05 (+0.19%)
33.65 -0.10 (-0.30%)
35.35 +0.10 (+0.28%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
2 Yêu thích
2 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
2
Chia sẻ 2