24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quân Ri Cha
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu ngân hàng rớt giá trong tháng 9

Cổ phiếu ngân hàng có diễn biến kém tích cực khi hầu hết đều giảm giá, tuy nhiên, điểm tích cực là thanh khoản vẫn tăng nhẹ trong tháng qua.

Kết thúc tháng 09/2023, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh với chỉ số VN-Index mất mốc 1,200 điểm, giảm đến 5.7% so với tháng 8/2023, tương đương giảm 69.9 điểm xuống còn 1,154.15 điểm. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 29/09 cũng giảm 3.7%, tương đương giảm 23.83 điểm so với cuối phiên 31/08 xuống mức 614.48 điểm.

Vốn hóa sụt hơn 56,200 tỷ đồng

Trong tháng 09, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng giảm 56,224 tỷ đồng, xuống mức gần 1.79 triệu tỷ đồng (tính đến 29/09/2023), tỷ lệ giảm tương đương 3% so với mức hơn 1.84 triệu tỷ đồng của phiên cuối tháng 8.

Cổ phiếu ngân hàng rớt giá trong tháng 9

Nguồn: VietstockFinance

Vốn hóa của ngân hàng “gốc” Nhà nước đều đồng loạt giảm trong đó VietinBank (CTG) giảm 7%, BIDV (BID) giảm 6% và Vietcombank (VCB) giảm 2%.

Xu hướng suy yếu vốn hóa cũng bao trùm ở nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân với mức giảm trong biên độ 1-19%.

Đáng chú ý, với mức giảm 19%, cổ phiếu EIB trở thành ngân hàng có vốn hóa giảm mạnh nhất trong tháng qua, từ 32,520 tỷ đồng xuống mức 26,482 tỷ đồng do thị giá giảm 19% xuống còn 17,950 đồng/cp cuối phiên 29/09. Nguyên nhân khiến giá cổ phiếu EIB giảm mạnh nhất trong tháng qua có thể là do Ngân hàng đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 18%.

Chia cổ tức bằng cổ phiếu khiến giá cổ phiếu lại giảm chính vì doanh nghiệp sẽ phát hành thêm một lượng cổ phiếu với tổng mệnh giá tương đương với giá trị cổ tức, và doanh nghiệp sẽ dùng “lợi nhuận chưa phân phối” để mua số cổ phiếu phát hành này bằng với mệnh giá, rồi chia số cổ phiếu đó cho cổ đông theo tỷ lệ.

Như vậy, khi doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu, thì tài khoản vốn cổ phần sẽ tăng lên bằng với giá trị mệnh giá của số cổ phiếu được phát hành thêm để trả cổ tức, tài khoản lợi nhuận giữ lại chưa phân phối sẽ giảm tương đương. Tài khoản vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thay đổi. Tổng số tiền trong doanh nghiệp không thay đổi. Đồng thời, tổng giá trị vốn hóa của doanh nghiệp cũng không đổi nhưng giá trị của từng cổ phiếu thì sẽ bị giảm tương ứng.

Ở chiều ngược lại, thông tin Nam A Bank (NAB) sẽ chuyển sàn từ UPCoM lên niêm yết trên HOSE vào quý 4 năm nay có thể là yếu tố giúp thị giá cổ phiếu NAB tăng mạnh nhất trong tháng qua, với mức tăng 6% kéo theo vốn hóa tăng.

Cổ phiếu ngân hàng rớt giá trong tháng 9

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản vẫn tích cực

Tháng 9 có 205 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, nhích tăng 1% so với tháng 8, tương đương tăng 1.8 triệu cp/ngày. Tuy nhiên, do phần lớn thị giá các nhà băng đều giảm nên giá trị giao dịch giảm 2%, tương đương giảm 70 tỷ đồng/ngày, xuống còn gần 4,433 tỷ đồng/ngày.

Cổ phiếu ngân hàng rớt giá trong tháng 9

Nguồn: VietstockFinance

NVB (NCB) là cổ phiếu có thanh khoản tăng mạnh nhất trong tháng qua, với hơn 5 triệu cp được chuyển giao mỗi ngày, gấp 5.2 lần tháng trước, trong đó có hơn 4.4 triệu cp/ngày được thực hiện theo phương thức thỏa thuận, giá trị giao dịch đạt gần 58 tỷ đồng/ngày. Trong đó, phiên 27/09 cổ phiếu NVB ghi nhận khối lượng giao dịch thỏa thuận cao nhất lên đến hơn 20 triệu cp, giá trị đạt 248 tỷ đồng.

Các ngân hàng cũng có thanh khoản tăng mạnh là PGB (gấp 3.3 lần), HDB (gấp 2.5 lần) và TCB (tăng 74%),...

Ở chiều ngược lại, SGB có thanh khoản giảm mạnh nhất trong tháng qua, chỉ còn vỏn vẹn 30,083 cp/ngày, trong khi tháng trước đạt gần 5.3 triệu cp/ngày.

Tháng này, thanh khoản cổ phiếu SHB vươn lên dẫn đầu với gần 23.4 triệu cp được giao dịch khớp lệnh mỗi ngày và hơn 6.1 triệu cp/ngày được “sang tay”, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 30 triệu cp, tăng 20% so với tháng trước.

VBB là nhà băng có thanh khoản thấp nhất chỉ với 7,192 cp được giao dịch mỗi ngày, giá trị chỉ gần 156 triệu đồng/ngày.

Cổ phiếu ngân hàng rớt giá trong tháng 9

Nguồn: VietstockFinance

Khối ngoại bán ròng 352 tỷ đồng

Vừa mua ròng hồi tháng 8 hơn 827 tỷ đồng, khối ngoại đã quay sang bán ròng hơn 20 triệu cp ngành ngân hàng trong tháng 9. Giá trị bán ròng đạt 352 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng rớt giá trong tháng 9

Nguồn: VietstockFinance

Cổ phiếu VPB được khối ngoại mua mạnh nhất với gần 34 triệu cp (697 tỷ đồng) trong tháng qua. Trái lại, STB là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng lớn nhất, với gần 26 triệu cp, giá trị tương đương 839 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
45.70 +0.35 (+0.77%)
35.00 (0.00%)
32.65 -0.40 (-1.21%)
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
91.70 +0.20 (+0.22%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả