Cao su - Một đời người một rừng cây (Phần 2 : Giá cao su)
“Nếu trước đây, mỗi ngày thu hoạch mủ kiếm được hơn 3 triệu đồng thì với giá mủ như hiện nay, nếu thuê 2 nhân công lấy mủ thì sẽ thua lỗ nên chúng tôi chỉ còn cách khai thác cầm chừng…” - Ông Nguyễn Văn Việt nhìn khu rừng cao su có diện tích 2ha đang thời kỳ cho mủ mà không khỏi xót, chia sẻ.
Đã có một thời cây cao su được mệnh danh là ‘vàng trắng’ tại Việt Nam. Thậm chí việc trồng cây cao su còn được cho là bước ‘đổi đời’ với những người nông dân nhưng rồi họ lại ‘ôm nợ’ với giấc mộng này.
Vì đâu nên nỗi vòng luẩn quẩn ‘trồng-chặt, chặt-trồng’ này?
"Được mùa mất giá" là câu chuyện không chỉ riêng ngành trồng cao su mà của nhà nông nói chung. Điều đáng chú ý là tâm lý của bà con nông dân thường bị chi phối bởi những thông tin về giá cả và xu hướng chung của đám đông. Khi nghe tin giá cao su giảm và thấy một vài hộ bắt đầu chặt cây, nhiều hộ trồng cao su khác cũng lập tức đốn bỏ theo.
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
Không chỉ riêng cây cao su mà người nông dân trồng giống cây nông nghiệp nào cũng rất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vậy cây cao su ‘đòi hỏi’ những gì?
Cục Khí tượng thuỷ văn cho biết, hiện tượng El Nino đang suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính. Hiện tượng này có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong các tháng cuối năm 2024, gây áp lực lên nguồn cung Thái Lan nói riêng và toàn cầu nói chung, vì thời điểm này là mùa cao điểm khai thác cao su, sau khi kết thúc giai đoạn nghỉ cạo và thay lá trong nửa đầu năm.
Đối với ngành cao su tự nhiên Việt Nam, nguồn cung đến từ diện tích trong nước và nhập khẩu, nhu cầu phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu là Trung Quốc trong khi nội địa không chiếm tỷ trọng đáng kể.
Về phía cung,
Không kể đến những khu vực trồng cao su tự nhiên lớn như Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh thì diện tích cao su tiểu điền là việc khó kiểm soát nhất do đặc tính phân mảnh và nhỏ lẻ. Đỉnh điểm là giai đoạn 2005 – 2015, diện tích cao su tiểu điền tăng trưởng ở mức CAGR = +12,1%/năm, bất chấp giá cao su có diễn biến tiêu cực. Nguyên nhân là do tiểu điền tăng diện tích trồng mới trong giai đoạn 2000 – 2010 khi giá cao su tự nhiên ở mức cao.
Hiện nguồn cung cao su thế giới đang bước vào giai đoạn thiếu hụt bởi:
⇒ Tình trạng thiếu hụt nguồn cung và triển vọng tăng giá cao su trên thế giới như vậy sẽ phần nào giải quyết được bài toán đầu ra của thị trường cao su Việt Nam.
Về phía cầu,
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu ngành cao su Việt Nam có diễn biến tương đồng với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc - thị trường chính của Việt Nam.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 722 nghìn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, giảm 5,8% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cao su Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định nhờ giá cao su đang ở mức cao, cùng với mức tiêu thụ liên tục ổn định.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, tăng trưởng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu, dự kiến duy trì ở mức 4-6% hàng năm, chủ yếu nhờ sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe, đặc biệt là ở Trung Quốc. Các thị trường như Thái Lan, Ấn Độ cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực trong sản xuất và xuất khẩu lốp xe. Thời gian tới, nhu cầu của Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Khi đầu tư vào ngành cao su, nhà đầu tư cần quan tâm đến những yếu tố nổi bật sau:
- Nguồn cung: thời tiết (El Nino, La Nina,...); diện tích đất trồng; giá dầu thô.
- Nguồn cầu: Nhu cầu của thị trường Trung Quốc, Ấn Độ (sản xuất ô tô, săm lốp,....).
Nếu bạn nhận thấy còn yếu tố nào khác đáng quan tâm, hãy chia sẻ quan điểm trong phần bình luận bên dưới nhé! "We live, we learn".
_Bạch Dương FPTS_
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận