Cao su - Một đời người một rừng cây (Phần 1: giá cao su)
Trồng cây cao su thì cần 7- 8 năm mới được mở miệng cạo, theo sau là 20 - 25 năm để lấy mủ cao su và cuối cùng lấy gỗ vào cuối đời.
Cao su đàn hồi và linh hoạt nhưng giá cao su lại không như vậy…
Giai đoạn 2001 - 2011, ngành ô tô - săm lốp tại Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nguồn cung không kịp đáp ứng, khiến cho giá cao su bật tăng cao. Xu hướng lên của giá cao su đã thu hút và khiến nhiều người bắt đầu đẩy mạnh trồng cây cao su. Tuy nhiên, trồng cây cao su thì phải mất từ 7 - 8 năm mới có thể cho ra mủ. Chờ đến khi thu hoạch được thì cũng đã dư cung… Tình trạng này kéo dài đến tận QII/2023.
Thị trường cao su hiện nay ghi nhận nhiều loại giá khác nhau, bao gồm giá cao su tự nhiên và giá cao su thành phẩm (TSR - cao su định chuẩn kỹ thuật, RSS - cao su tờ xông khói, Latex HA/LA - cao su ly tâm). Vậy, nhà đầu tư nên quan tâm đến mức giá nào?
- Đối với doanh nghiệp khai thác cao su (DPR, PHR, GVR), giá cao su tự nhiên là yếu tốt then chốt cần quan tâm.
- Doanh nghiệp săm lốp (DRC) thì cần theo dõi cả hai đầu: giá cao su tự nhiên (đầu vào) và giá săm lốp (thành phẩm).
- Loại TSR chiếm top1 cơ cấu cao su xuất khẩu nhờ sử dụng máy móc để sản xuất nên giá thành thấp.
- Loại RSS chiếm top2 cơ cấu cao su xuất khẩu nhưng thấp hơn nhiều so với loại TSR. Trái ngược với TSR, quy trình sản xuất RSS rất thâm dụng lao động. Lướt Tiktok cũng có thể bắt gặp khá nhiều video thu hoạch mủ cao su đó!
Vậy theo bạn, yếu tố nào chi phối giá cao su, điều mà nhà đầu tư cần nắm vững là gì?
_Bạch Dương FPTS_
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường