Các yếu tố định hình xu hướng thị trường trong quý IV/2024
1. Xu hướng lãi suất và áp lực tỷ giá
CÁC YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TRONG QUÝ IV/2024
1. Xu hướng lãi suất và áp lực tỷ giá
Tỷ giá trong tháng 9 giảm mạnh sau động thái hạ lãi suất của FED với mức 50 bps trong kỳ họp chính sách vừa qua. Cụ thể, sau kỳ họp tháng 9, chỉ số DXY đã giảm mạnh xuống quanh ngưỡng 100, cùng với đó là diễn biến cân bằng của cung cầu ngoại tệ đã giúp tỷ giá nhanh chóng hạ nhiệt từ mức nền cao.
Lạm phát trong nước hiện vẫn đang được giữ ở mức ổn định (bình quân 8 tháng 2024, CPI tăng 4.04% YoY, lạm phát cơ bản tăng 2.71% YoY). Với mức nền so sánh cao cùng kỳ (do ảnh hưởng của giá dầu, cùng các đợt tăng giá y tế, giáo dục của Chính phủ cuối năm 2023), kỳ vọng CPI bình quân cả năm 2024 sẽ ổn định dưới mức 4% YoY.
Với việc áp lực tỷ giá và lạm phát không còn đáng lo ngại, kết hợp với xu hướng duy trì chính sách nới lỏng của các NHTW trên thế giới, NHNN sẽ có thêm nhiều dư địa để duy trì mặt bằng lãi suất thấp nhằm hỗ trợ kinh tế hồi phục. Diễn biến vĩ mô thuận lợi hơn là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho xu hướng hồi phục chung của thị trường chứng khoán.
2. Chính sách tiền tệ của FED và rủi ro suy thoái
TTCK Việt Nam sẽ hưởng lợi tích cực khi FED hạ lãi suất nhờ (1) Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện. Trong bối cảnh FED hạ lãi suất và kinh tế Mỹ không lâm vào suy thoái, các chỉ số chứng khoán chính ở nước này đã vượt đỉnh. Những tác động tích cực từ Mỹ có thể lan tỏa đến tâm lý nhà đầu tư tại Việt Nam. (2) Dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại.
Sau hành động của FED, các NHTW trên thế giới có thể bắt đầu có xu hướng hạ lãi suất rõ nét hơn. Chi phí vốn trở nên rẻ đi và sẽ có một phần dòng vốn có xu hướng chảy đến các TTCK mới nổi để được hưởng lợi từ mặt bằng lãi suất cao tương đối và nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Nhờ đó, diễn biến giao dịch của khối ngoại mua/bán trên TTCK Việt Nam có thể sẽ tích cực hơn (3) Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc nên việc FED hạ lãi suất được kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dài hạn, qua đó hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam và tác động tốt tới tăng trường kinh tế trong nước.
3. Nền kinh tế của Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng đưa ra hàng loạt chính sách kích thích, trải rộng từ cắt giảm lãi suất, hỗ trợ thị trường vốn, bất động sản đến thị trường chứng khoán, khi số liệu vĩ mô đang cho những tín hiệu xấu đi. Những động thái thay đổi đồng loạt như vậy của Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được coi là chưa từng có. Chỉ một vài lần trong quá khứ PBOC cắt giảm lãi suất điều hành và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) trong cùng 1 tháng, và thời điểm 2008 là một ví dụ. Điều này cho thấy sự cấp bách trong việc ngăn chặn rủi ro giảm phát, cũng như là đưa tăng trưởng đạt mục tiêu 5%.
Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Trung Quốc sẽ có các tác động tích cực trong ngắn hạn, phần nào cải thiện tâm lý người tiêu dùng và hỗ trợ thị trường bất động sản. Tuy vậy, nếu nền kinh tế Trung Quốc vẫn suy yếu sẽ là rủi ro vĩ mô đáng chú ý.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận