TOP 3 “SIÊU CỔ PHIẾU” ĐẦU TƯ TRONG QUÝ 3/2024
TOP 1: Cổ phiếu PLX - Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
- Quý 2/2024, PLX ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 73.836 tỷ đồng và 1.274 tỷ đồng, tăng 12% và 43% so với cùng kỳ.
- PLX hiện đang sở hữu hơn 50% thị phần kinh doanh, là “ông lớn” trong ngành phân phối, bán lẻ xăng dầu. Dự thảo 3 về Nghị định Kinh doanh xăng dầu năm 2024 giúp các doanh nghiệp có thị phần kinh doanh lớn như PLX hưởng lợi nhiều nhờ khả năng kiểm soát tốt các chi phí đầu vào, tiềm năng mở rộng thị phần và biên lợi nhuận.
- PLX hiện tại đang nắm giữ lượng tiền mặt cực lớn, nằm trong top 7 doanh nghiệp sở hữu tiền mặt lớn trên TTCK với hơn 28.000 tỷ tính đến thời điểm 30/06/2024.
- Về PTKT: PLX hiện tại vẫn duy trì xu hướng tăng mạnh, là cổ phiếu hiếm hoi vẫn giữ được đà tăng bất chấp nhịp rung lắc mạnh của thị trường.
TOP 2: Cổ phiếu MSN – CTCP Tập đoàn Masan
- Quý 2/2024, MSN ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tăng lần lượt 8.2% và 11.08% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 20.134 tỷ đồng và 5.918 tỷ đồng.
- Các mảng kinh doanh cốt lõi của MSN đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt trong quý 2/2024. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong quý 2 của MaSan Consumer (MCH) tăng lần lượt 14% và 8% svck; Wincommerce cũng đã bắt đầu ghi nhận lãi sau thuế trong tháng 6/2024, đánh dấu mốc cho quá trình tăng giá trị cho tập đoàn. Đóng góp từ Techcombank cũng tăng trưởng tích cực, tăng 39% so với cùng kỳ lên 1.239 tỷ, là yếu tố đóng góp lớn nhất vào sự cải thiện lợi nhuận của MSN.
- Tình hình tài chính của MSN đã bớt áp lực, tính đến ngày 30/06/2024 nợ vay giảm 2.5% xuống còn 67.800 tỷ. Kỳ vọng mặt bằng lãi suất vay trong và ngoài nước có xu hướng giảm từ nửa cuối năm giúp MSN tiết kiệm được chi phí vay, gia tăng biên lợi nhuận gộp.
- Kế hoạch niêm yết của MCH (MSN đang nắm giữ 68% cổ phần) lên sàn HSX giúp tăng giá trị cho doanh nghiệp và sự hấp dẫn của cổ phiểu.
- Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ như tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7, giảm 2% thuế VAT sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân, giúp gia tăng nguồn doanh thu và lợi nhuận cho MSN.
- Về PTKT: Thị giá MSN đang giao dịch ở mức nền thấp, nền tích luỹ chặt, định giá doanh nghiệp còn khá dẫn so với ngành, xu hướng tăng giá trong ngắn hạn.
TOP 3: Cổ phiếu VNM – CTCP Sữa Việt Nam
- Doanh thu Quý 2/2024 đạt mức kỷ lục, biên lợi nhuận gộp được cải thiện: VNM ghi nhận doanh thu thuần đạt 16.655 tỷ, vượt qua đỉnh 16.194 tỷ của quý 3/2021 để trở thành quý có doanh thu cao nhất. Đây cũng là quý có mức tăng trưởng cao nhất của doanh nghiệp kể từ đầu năm 2022 khi đạt 9,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 2,671 tỷ đồng, tăng 21%.
- Khối ngoại liên tục mua ròng VNM hơn 10 phiên gần nhất, tổng giá trị đạt hơn 1.254 tỷ đồng. Thanh khoản cổ phiếu VNM tăng đột biến, đạt kỷ lục gần 21.6 triệu cổ phiếu được giao dịch trong phiên ngày 31/7.
- Tín hiệu tích cực từ ban lãnh đạo Vinamilk: Bà Mai Kiều Liên - đại diện VNM tự tin khẳng định công ty sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2024 và tiếp tục là điểm sáng trên TTCK, mang lại giá trị bền vững cho nhà đầu tư.
- Về PTKT: VNM đang trong xu hướng tăng mạnh, đường giá nằm trên các đường ma hỗ trợ; là cổ phiếu thể hiện sức mạnh tuyệt đối trong nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường.
Luận điểm: Trên đây là 3 cổ phiểu theo quan điểm cá nhân AD là tiềm năng để đầu tư thời gian tới. Khi thị trường quay trở lại nhịp ổn định, xác nhận xong nhịp điều chỉnh và bước vào chu kỳ sóng tăng mới thì đây là những cổ phiếu thể hiện sức mạnh nhất. Nhà đầu tư có thể theo dõi và thêm các cổ phiếu này vào watchlist để tìm điểm giải ngân tối ưu nhất cho sóng mới của thị trường.
Chia sẻ thông tin hữu ích