🔴🔴🔴 SỐ ĐẶC BIỆT | BÁO ĐỘNG ĐỎ | 1 CỔ PHIẾU " ÂM THẦM " VÀO SÓNG MÀ RẤT ÍT AI ĐỂ Ý ĐẾN !
Để sẵn sàng đón được dòng vốn ngoại khi TTCK được nâng hạng, các doanh nghệp niêm yết cần tập chung nâng cao chất lượng về công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp tốt.
Mặc dù nền kinh tế, thị trường chứng khoán vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn trong năm 2024, nhưng đến thời điểm hiện tại, chỉ số VN-Index vẫn tăng được khoảng 10% so với cuối năm 2023, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng khoảng 15,8% so với cuối năm trước; tương đương 67,2% GDP của năm 2023. Như vậy có thể thấy, dù năm 2024, dù những khó khăn, nhưng VN-Index vẫn giữ được đà tăng trưởng bền vững, cũng như các doanh nghiệp niêm yết ngày càng đi sâu về chất lượng, số lượng vi phạm giảm và doanh nghiệp ngày càng minh bạch hơn. Có được những kết quả này là nhờ sự quản lý chặt chẽ, kịp thời và linh hoạt từ các cơ quan quản lý của Bộ Tài chính, trong đó có Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).
Trao đổi trong Talk show Phố Tài Chính (The Finance Street Talk Show) trên VTV8, bà Trần Anh Đào - Phó Tổng giám đốc Phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, bước sang năm 2025, để hoàn thành các mục tiêu Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra, HOSE cũng đang đưa ra chiến lược cụ thể để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển trong năm 2025.
Dù năm 2024, nền kinh tế và thị trường chứng khoán vẫn phải đối mặt với những khó khăn, nhưng VN-Index vẫn giữ được đà tăng trưởng bền vững với mức tăng khoảng 10% so với cuối năm 2023. Đây là mức tăng tích cực so với các thị trường trong khu vực và trên thế giới. Bà đánh giá như thế nào về điều này?
Bà Trần Anh Đào: Chúng tôi đánh giá, trong năm 2024, mặc dù bối cảnh chung vẫn còn nhiều thách thức, chỉ số VN-Index vẫn duy trì được mức tăng trưởng tích cực, để đạt được kết quả này nhờ có các yếu tố cơ bản như sau.
Thứ nhất là nhờ có sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Thời gian qua, chính phủ đã nghiên cứu và áp dụng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp làm đòn bẩy cho việc phát triển nền kinh tế chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Trong đó có thể kể đến các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ như đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế, giữ ổn định tỷ giá hối đoái, hạ lãi suất cho vay, điều hành thị trường mở khéo léo, mềm dẻo.
Thứ hai là sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024, những ngành kinh tế chủ chốt như ngành bất động sản, ngành tài chính, ngành công nghệ thông tin, ngành hàng tiêu dùng… đang dần phục hồi sau đại dịch cùng với sự hỗ trợ từ nhiều cơ chế mới được ban hành. Các chỉ số ngành tại HOSE đều ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, trong đó, đáng chú ý nhất là chỉ số ngành công nghệ thông tin tăng 84,8%, ngành hàng tiêu dùng tăng 56,9%, ngành tài chính tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng của các công ty niêm yết trên HOSE tăng trưởng 13,97% so với cùng kỳ năm ngoái. Thanh khoản 9 tháng đầu năm 2024 trên HOSE ghi nhận sự tăng trưởng với tổng giá trị giao dịch đạt trên 144 tỷ USD, tăng hơn 33% so với 9 tháng đầu năm 2023.
Thứ ba là việc ban hành các chính sách tích cực của ngành chứng khoán. Trong năm 2024, ngành chứng khoán chủ trương tập trung nâng cao chất lượng của hàng hóa niêm yết và công tác giám sát, đảm bảo công khai, minh bạch cho thị trường và góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các công ty niêm yết, các tổ chức, cá nhân đầu tư chứng khoán, tính minh bạch thị trường. Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ niêm yết mới và quản lý các doanh nghiệp niêm yết nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa niêm yết tại HOSE.
Chia sẻ thông tin hữu ích