24HMoney

Bài của Thanh Loc

menu
Ảnh đại diện Pro
Ngành thép có đáng để đầu tư nữa không?
1. Ngành thép Trung Quốc
Theo nhận định của VCI, ngành thép Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng BĐS tại trung quốc khiến cho sản lượng tiêu thụ thép giảm mạnh từ đó dẫn đến sự sụt giảm của giá thép. Đồng thời, nguồn cung dư thừa từ TQ tuồn ra nước ngoài cũng gây ảnh hưởng đến thị trường thép thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc ra thế giới đang tăng trở lại do ngành BĐS của nước này đang gặp nhiều khó khăn.
- Kim ngạch xuất khẩu thép tăng 39% YoY lên 92 triệu tấn trong năm 2023, và 20% YoY lên 61 triệu tấn trong 7 tháng đầu
- Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc là do sự sụp đổ của nhu cầu thép trong nước vì ngành BĐS chững lại, trong khi công suất trong nước không ghi nhận tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng trong giai đoạn 2014-2016.
Nhu cầu xây dựng kém khả quan của Trung Quốc gây áp lực lên cả giá thép đầu vào và đầu ra.
- Trung Quốc vừa là nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, chiếm 54% sản lượng thép thô toàn cầu và 51% nhu cầu thép toàn cầu trong năm 2023, theo WorldSteel, nên sự chững lại của thị trường BĐS Trung Quốc đang gây áp lực lên cả giá thép đầu vào và đầu ra.
- Đầu ra: giá thép thanh của Trung Quốc, chủ yếu được sử dụng trong xây dựng, đã giảm 16% so với đầu năm và đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2017, đồng thời giá HRC cũng đã giảm 19% so với đầu năm và cũng đang ở mức thấp nhất trong 4 năm.
- Đầu vào: giá quặng sắt đã giảm 33% so với đầu năm, chạm mức thấp nhất trong 2 năm. Giá than cốc cứng, một nguyên liệu đầu vào chính khác của BOF, cũng đã giảm 37% so với đầu năm xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Giá phế liệu thép, chủ yếu được sử dụng trong công nghệ lò điện hồ quang (EAF), đã giảm 23% so với đầu năm, tương đương với mức thấp nhất trong 6 năm.
Giá các mặt hàng liên quan đến thép có khả năng sẽ giảm mạnh trong nửa cuối năm 2024 do nhu cầu ngày càng thấp.
- Việc nhu cầu giảm, dù là trong nước hay xuất khẩu, cùng với các nỗ lực hạn chế trong việc cắt giảm nguồn cung, có khả năng sẽ dẫn đến việc giá thép Trung Quốc tiếp tục giảm, và từ đó góp phần làm giảm giá nguyên liệu đầu vào và sản phẩm thép đầu ra trên toàn cầu trong nửa cuối năm 2024.
- Nhu cầu thép nội địa của Trung Quốc khó có khả năng cải thiện trong thời gian tới, do có rất ít dấu hiệu phục hồi dù Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy ngành BĐS.
Ngành thép Việt Nam
Tại Việt Nam, sản lượng thép đang tăng, nhưng giá bị kiềm hãm bởi thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Về sản lượng, sản lượng bán thép tại Việt Nam đang tăng trưởng YoY từ mức cơ sở thấp ghi nhận trong năm 2023, với nhu cầu đến từ cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Về giá cả, vì là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc, Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự gia tăng xuất khẩu thép giá rẻ của Trung Quốc. Trong 6T2024, kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc sang Việt Nam đăng 74% YoY khiến cho giá thép Việt Nam giảm từ 4% - 20% (thép xây dựng -4,3%; HRC - 19%;...)
Mặc dù giá bán trung bình giảm nhưng có thể kỳ vọng biên lợi nhuận của các công ty sản xuất thép của Việt Nam sẽ tăng trong nửa cuối năm 2024 do giá đầu vào giảm nhanh hơn so với giá đầu ra.
- Từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu đầu vào của thép đã giảm 23-37%. Trong khi đó, giá sản phẩm đầu ra chỉ giảm khoảng 4-20% so với đầu năm. Do giá đầu vào đang giảm nhanh hơn giá đầu ra, nên biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất thép Việt Nam có thể sẽ tăng trong nửa cuối năm 2024.
Các vụ kiện chống bán phá giá đang diễn ra với tiến độ khá nhanh chóng.
- Hiện tại quá trình điều tra CBPG của Việt Nam đối với mặt hàng tôn mạ Trung Quốc & Hàn Quốc và HRC đối với Trung Quốc & Ấn Độ đang ở bước 3. Tiến độ điều tra đang diễn ra khá nhanh chóng là một phản ứng có điều kiện xuất phát từ các bài học được rút ra từ cuộc khủng hoảng trước đây diễn ra trong giai đoạn 2014-2016, trong đó, hầu hết các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng vào năm 2016 – năm mà cuộc khủng hoảng sắp kết thúc.
- Do đó, có thể kỳ vọng rằng thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời (nếu Bộ Công Thương quyết định áp dụng) sớm nhất có thể sẽ rơi vào giữa tháng 9/2024 đối với tôn mạ và cuối tháng 10/2024 đối với HRC.
KẾT LUẬN: Ngành thép tại Việt Nam tính đến hiện tại vẫn đang chịu áp lực bởi sự dư thừa nguồn cung từ Trung Quốc. Nhưng có thể thấy, sản lượng tiêu thụ trong nước đang có xu hướng tăng trưởng bù đắp lại sự sụt giảm trong giá bán. Sản lượng bán ra của các doanh nghiệp ngành thép trong 6T2024 ghi nhận sự phục hồi đáng kể từ mức nền thấp năm 2023 từ đó cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là các doanh nghiệp đã tập trung mạnh hơn vào thị trường trong nước trở lại khi nhu cầu ở mức ổn định hơn so với việc cạnh tranh xuất khẩu với thép từ Trung Quốc.
Từ những lý do trên cùng với mức giá đã chiết khấu đủ sâu ở hiện tại, cổ phiếu thép có thể nói là một lựa chọn đầu tư tiềm năng trong giai đoạn này.
Khuyến nghị đầu tư: HPG > NKG > HSG
Cảm ơn các anh chị đã đọc qua bài viết!
- Thành Lộc -
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.05 (0.00%)
21.05 +0.25 (+1.20%)
21.85 +0.05 (+0.23%)
1,290.60 -0.89 (-0.07%)
prev
next
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ