BẬT MÍ NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ MÔ HÌNH CÁI NÊM
Trong một vài lần giao dịch của mình, bạn sẽ gặp Mô hình cái nêm (hay còn gọi là Wedge Pattern). Theo kinh nghiệm của cá nhân, tôi đánh giá đây là một loại mô hình thường xuất hiện sau khi một xu hướng tăng hoặc giảm. Và cho khả năng dự báo đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng trước.
Cấu tạo cơ bản của mô hình cái nêm gồm có 2 đường là đường hỗ trợ bên dưới và đường kháng cự bên trên, sẽ cùng dốc lên/dốc xuống hội tụ với nhau tại 1 điểm tạo ra hình cái nêm.
Biên độ dao động giá trong "nêm" càng ngày càng hẹp. Cho tới khi khoảng cách được thu hẹp tới một mức độ nào đó có thể xảy ra một cú breakout theo xu hướng đi lên hoặc đi xuống
Theo góc nhìn của mình, để chắc chắn bạn đã gặp đúng mô hình cái Nêm hãy tìm 2 điểm chạm của giá vào mỗi đường xu hướng. Trong đó việc lựa chọn mô hình có thể giao dịch vào tuân thủ các điểm sau:
1) 2 đỉnh và 2 đáy nên gần chạm hoặc chạm vào đường xu hướng.
2) Các đường xu hướng không được nằm ngang.
3) Đường xu hướng trên thường sẽ dốc hơn so với đường xu hướng đáy.
4) Mô hình sẽ trông giống như một cái loa.
5) Và khối lượng giao dịch đa phần sẽ tăng khi hình thành mô hình.
6) Thường 77% mô hình đóng vai trò là sự tiếp diễn của xu hướng trước đó còn lại sẽ đóng vai trò là sự đảo ngược.
Các biến thể của mô hình Nêm
Khi mô hình nêm tăng sẽ xuất hiện dấu hiệu 2 đường hỗ trợ và kháng cự cùng dốc lên trên, hội tụ tại 1 điểm chếch lên so với phần thân.
Nêm tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng/giảm, tuy nhiên khi giá bị phá vỡ khỏi mô hình, giá sẽ có xu hướng đi ngược lại với hướng của cái nêm.
Nếu mô hình nêm tăng xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, giá tại các đỉnh sau cao hơn giá tại các đỉnh trước, nhưng độ dốc của đỉnh trước lại thấp hơn độ dốc của các đáy sau. Hiểu một cách đơn giản là đường kháng cự có độ dốc thấp hơn đường hỗ trợ.
Điều này thể hiện lực đang có phần suy yếu và áp lực cung đang có xu hướng mạnh lên. Tới thời điểm lực cung áp đảo, giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ đi xuống, cảnh báo về xu hướng giảm giá mạnh.
Ở chiều ngược lại, trường hợp mô hình nêm tăng hình thành là một xu hướng giảm, biểu thị cho việc thị trường có thời gian tạm nghỉ sau một đợt giảm dài hạn/ngắn hạn.
Như vậy lượng mua trên thị trường đang yếu trong khi phe bán đang lấy đà giảm để đẩy giá xuống thấp hơn. Cho tới lúc lực bán đủ mạnh, giá bị breakout khỏi ngưỡng hỗ trợ rồi tiếp tục đi xuống.
Bên cạnh đó, còn biến thể Mô hình nêm giảm gồm có 2 đường hỗ trợ và kháng cự cùng lao dốc xuống, 2 đường sẽ giao nhau ở 1 điểm chếch xuống phía dưới mô hình. Trong mô hình nêm giảm, giá sẽ breakout theo hướng ngược lại với hướng dốc của cái nêm. Giống với mô hình nêm tăng, cái nêm giảm cũng được tạo ra ở cuối của 1 xu hướng tăng giá/giảm giá.
Nếu nêm giảm xuất hiện sau 1 xu hướng tăng. Lúc ấy, 2 đường trendline hướng xuống dưới thể hiện thị trường đang tạm nghỉ. Tôi đánh giá đây cũng là thời điểm nhà đầu tư có xu hướng chốt lời khi đạt được mức sinh lời kỳ vọng sau một đợt tăng giá mạnh. Mặc dù lực bán xuất hiện nhưng chưa đủ để gây sức ép lên mức giá, bên mua vẫn sẽ tiếp tục chủ động để đẩy giá lên. Cho tới thời điểm lực mua đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ đường kháng cự rồi vọt lên mạnh mẽ để tiếp diễn xu hướng tăng lúc đầu.
Trong trường hợp cái nêm giảm xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó dự báo có khả năng đảo chiều xảy ra. Đường kháng cự có độ dốc lớn hơn đường hỗ trợ, thể hiện sự yếu đi của lượng bán. Sau đó, khi lượng mua tăng đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ phù kháng cự và đảo chiều đi lên, mở đầu cho xu hướng tăng mạnh mẽ.
DGW cổ phiếu đang tạo mô hình cái Nêm
Tạm dừng chân ở xu hướng giảm trước đó, mã DGW đã mất gần 63% giá trị. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì có thể thấy rằng cổ phiếu đang tạo mô hình cái nêm. Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu phù hợp với các tiêu chí mô hình sau đây:
1) Các đỉnh và đáy cảu DGW gần chạm hoặc chạm vào đường xu hướng.
2) Các đường xu hướng không được nằm ngang.
5) Hiện tại khối lượng giao dịch đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn.
Nên với các nhà giao dịch theo bước sóng, có thể canh giải ngân khi giá cổ phiếu chạm vào đường hỗ trợ bên đưới và bán giá tiệm cận lại đường xu hướng trên.
Còn đối với nhà giao dịch năng động có thể đặt lệnh mua khi giá đóng cửa vượt đường xu hướng bên trên. Và tiến hành theo dõi có hay không nếu mô hình xảy ra hiện tượng tăng nửa vời sau khi phá vỡ mô hình. Nếu có hãy bán vị thế của bạn trước khi giá một lần nữa tiệm cận lại cản trên, bởi có thể giá sẽ tiếp tục lao dốc sau khi bị phá vỡ xuống.
Trên đây là một vài chia sẻ về mô hình cái nêm mà tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bạn đọc quan tâm đã biết thêm nhiều kiến thức về mô hình cái Nêm. Một mô hình khá quan trọng và phổ biến trong phân tích kỹ thuật giúp dự báo được khả năng đảo chiều của giá.
Chia sẻ thông tin hữu ích