Vì sao Lô B sẽ sớm được triển khai?
Bàn luận về tính khả thi dự án Lô B.
1, 6 sự kiện quan trọng cho thấy tính khả thi của Lô B
- 28/3: PVN ký một loạt thỏa thuận để xúc tiến dự án Lô B. Hợp đồng mua bán khí GSPA được ký kết giữa PVN (70% cổ phần), MOECO (Nhật Bản), và PTT (Thái Lan) (30% còn lại). Bên mua là PVN, với hai nhà máy điện Ô Môn 3 và 4. Hợp đồng này đảm bảo thỏa thuận mua bán khí giữa chủ mỏ và các nhà máy điện chính tiêu thụ khí. Ngoài ra, hợp đồng GSA với Ô Môn 1 (GENCO 2, EVN) cam kết cung cấp 1,265 tỷ m³ khí mỗi năm, chiếm khoảng 25% sản lượng khí của Lô B.
- 2/4: Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 được ban hành, đặt mục tiêu vận hành thương mại các nhà máy điện Ô Môn 2, 3 và 4 vào các năm 2027, 2030 và 2028, nhấn mạnh tính cấp thiết của dự án Lô B.
- 27/4: Vietcombank công bố kế hoạch giải ngân 1 tỷ đô la cho Lô B từ quý 2, cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía ngân hàng và tăng tính khả thi của dự án.
- 3/5: SWPOC công bố tài liệu liên quan đến hợp đồng EPCI số 3, giúp liên danh giữa PVS và Lilama 18 bắt đầu công việc tiếp theo, mở rộng những gì PVS được làm.
- 12/5: Thủ tướng đến thăm dự án và cho biết các thủ tục đầu tư cơ bản đã hoàn tất, Lô B dự kiến khai thác dòng khí đầu tiên đúng tiến độ.
- 17/6: PVS xác nhận PVN không cần theo FID của Nhật Bản mà vẫn triển khai các hợp đồng trước và dần hoàn tất FID.
2, Vướng mắc của dự án
- Giá khí cao (12-14 USD/million BTU): Gây khó khăn cho EVN vì giá bán điện dự kiến cao (10 cent/kWh), có thể khiến EVN lỗ nặng.
=> Phương án giải quyết: Cần sự quyết liệt từ các bên để điều chỉnh giá điện và các thông tư quy định thị trường điện cạnh tranh.
3. Kết Luận
- Dự án Lô B đang tiến triển tích cực với sự hỗ trợ từ nhiều phía. Dù có một số vướng mắc về giá khí và giá điện, các thỏa thuận và cam kết đã ký kết cùng sự quyết liệt từ các bên liên quan cho thấy tính khả thi cao của dự án.
Theo dõi phân tích chuyên sâu tại:
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường