menu
VDSC: Xuất khẩu thép tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021
Thúy Hạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

VDSC: Xuất khẩu thép tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021

Nhiều nhà xuất khẩu thép trong nước đã nhận được lượng đơn hàng lớn từ thị trường châu Âu đủ để duy trì sản lượng sản xuất ở mức cao đến đầu quý 2/2021.

Trong báo cáo mới nhất, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết sản lượng thép Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức sụt giảm mạnh.

Theo đó, các nhà sản xuất thép trong nước đã tận dụng được cơ hội để giành thêm thị phần tại nhiều thị trường. Năm 2020, xuất khẩu thép từ Việt Nam sang Trung Quốc và Thái Lan đã tăng mạnh lần lượt 718% và 82%, với các sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng và phôi thép.

VDSC: Xuất khẩu thép tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021
VDSC: Xuất khẩu thép tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021

Sang năm 2021, VDSC cho rằng hoạt động xuất khẩu thép sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các tác động xấu từ đại dịch sẽ giảm dần và nhu cầu từ thị trường châu Âu vẫn tiếp tục ở mức cao. Nhiều nhà xuất khẩu thép trong nước đã nhận được lượng đơn hàng lớn đủ để duy trì sản lượng sản xuất ở mức cao đến đầu quý 2/2021.

Rủi ro từ thuế chống bán phá giá

Từ cuối năm 2020, Malaysia đã áp thuế chống bán phá giá chính thức lên các sản phẩm thép phẳng không hợp kim mạ nhôm và kẽm với mức thuế giao động từ 3,1-37,1%.

VDSC: Xuất khẩu thép tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021
Theo đó, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) sẽ bị áp mức thuế tương đối cao, 16,55%.

Tuy nhiên, theo VDSC, mức thuế này sẽ không ảnh hưởng quá lớn lên sản lượng xuất khẩu của công ty trong năm 2021 do tỷ trọng của thị trường này trong cơ cấu xuất khẩu của HSG tương đối nhỏ, chỉ 4-5% trong năm 2020.

Trong khi đó, các công ty niêm yết khác như CTCP Thép Nam Kim (Mã CK: NKG) và CTCP Tập đoàn Hoà Phát (Mã CK: HPG) bị áp mức thuế lần lượt là 5% và 3%, thấp hơn so với nhiều công ty tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này sẽ giúp các công ty này duy trì được khả năng cạnh tranh tại Malaysia, vốn nhập khẩu tôn chủ yếu từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trong năm 2020, các sản phẩm thép phẳng của Việt Nam cũng bị đưa vào các cuộc điều tra chống bán phá giá tại các thị trường Úc, Philippines, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Canada đã gỡ bỏ mức thuế chống trợ cấp lên thép chống ăn mòn từ Việt Nam.

VDSC cho rằng, tác động của các vụ kiện trên lên các nhà sản xuất trong nước là không quá lớn do các thị trường trên chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 3,5% trong cơ cấu xuất khẩu thép phẳng của Việt Nam./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.70 -0.15 (-0.56%)
18.75 -0.20 (-1.06%)
14.75 (0.00%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả