Tỷ giá hỗ trợ lãi suất
Lãi suất huy động liên tục tăng là tín hiệu không tốt đối với mục tiêu thúc đẩy tín dụng và giữ mặt bằng lãi vay thấp.
Tuy nhiên, ổn định tỷ giá và duy trì kỳ vọng lãi suất điều hành như hiện hành sẽ hỗ trợ cho mục tiêu giữ lãi vay ở mức thấp.
Nhiều ngân hàng đã và đang tăng lãi suất huy động
“Điểm rơi” hòa giá vốn mới
Trong những ngày vừa qua, liên tiếp xuất hiện trường hợp các ngân hàng niêm yết biểu lãi suất huy động mới, với mức điều chỉnh lãi cho các kỳ hạn cao hơn trước đây. Nhóm các ngân hàng tăng lãi suất huy động, bao gồm Techcombank, MB, MSB, VPBank, HDBank, Eximbank, ACB, LPBank, TPBank, NCB…
Theo dữ liệu thống kê của VCBS, lãi suất huy động đang có xu hướng tăng dần lên từ mức đáy, tuy nhiên mặt bằng lãi suất ở thời điểm hiện tại vẫn đang thấp hơn mức trung bình 3 năm trước giai đoạn dịch Covid-19 (5,05%/năm).
Lãi suất huy động tăng, trong khi hệ thống lại không có mức tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng. Vậy biến động tăng lãi suất huy động này cần được lý giải như giải quyết nhu cầu bù đắp thanh toán ngắn hạn (thường rơi vào các ngân hàng nhỏ), hay là chiến lược đón sẵn dòng vốn để phù hợp kỳ vọng biến động lãi suất trong nay mai?
Về kỳ vọng lạm phát, theo NHNN, các TCTD đang kỳ vọng lạm phát tăng 0,3% trong tháng 6 so với tháng 5, và cả năm 2024 dưới mức 4%. Nhiều TCTD cũng đồng thời dự báo xu hướng tăng lãi suất vào nửa cuối năm này khi nhu cầu vốn tăng lên, dù dự báo tỷ giá có khả năng hạ nhiệt. Việc giữ lãi suất vay thấp là nhiệm vụ khó khăn trong xu hướng tăng lãi suất huy động, bài toán cân đối vốn bắt buộc phải tính đến dài hơi hơn.
Tín hiệu tích cực là khối lượng dòng vốn huy động giá rẻ của năm 2023 hiện vẫn chưa tất toán. Cùng với đó, huy động vẫn tăng trưởng từ đầu năm đến nay, NIM của nhiều TCTD phục hồi..., giúp hệ thống giữ giá vốn tốt hơn trong một thời gian nữa. Tín hiệu không tích cực là lãi suất huy động kỳ hạn dài của nhóm các ngân hàng lớn, nhỏ đều đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn như ngày 21/6, một số ngân hàng có lãi suất huy động 12 tháng cao hơn mặt bằng chung như GPBank (5,75%/năm); BVBank, ABB, NCB (5,6%/năm); MSB, Nam A Bank (5,4%/năm); hay lãi suất kỳ hạn 18 tháng của GPBank, HDBank đã vượt trên mốc 6%/năm...
Dự báo xu hướng tăng lãi suất tiếp tục trong quý II và quý III, và sau đó mới là điểm rơi của dòng vốn này (tại cuối năm nay) hoặc có thể tác động lên mặt bằng lãi vay vào cuối năm sau.
Những hỗ trợ từ tỷ giá
Đáng chú ý, xu hướng lãi suất có thể chịu tác động, thay đổi từ biến động tỷ giá. Và áp lực tỷ giá lại đang có nhiều yếu tố hỗ trợ để “hạ nhiệt”.
Các đánh giá và nhận định này rất quan trọng vì nó không chỉ phản ánh tính hấp dẫn của Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài và sự tăng trưởng xuất khẩu tương lai, mà đồng nghĩa hứa hẹn dòng tiền vào tiếp tục tích cực. NHNN hoàn toàn có điều kiện tăng dự trữ ngoại hối và linh hoạt với chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá.
Do đó, nhìn nhận tổng thể về tình trạng cân đối dòng vốn của nền kinh tế và toàn hệ thống, các tín hiệu đối với tỷ giá và diễn biến lãi suất huy động có kỳ hạn của nhóm các ngân hàng, đặc biệt nhóm quy mô lớn, nỗi lo về điều chỉnh lãi suất điều hành có thể chưa thể diễn ra ngay trong đầu quý III tới. Kỳ vọng NHNN sẽ giảm áp lực bán ra dự trữ ngoại hối vào quý cuối năm; đi cùng là việc giữ định hướng lãi suất điều hành trong vùng hỗ trợ doanh nghiệp.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận