Triển vọng ngành thép giai đoạn tới: "Liệu có xảy ra chu kỳ bùng nổ mới?"
1. Tình hình ngành thép Việt Nam hiện tại: “Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ ngành thép thế giới, đặc biệt là Trung Quốc”
Tại Trung Quốc - đất nước đóng góp hơn một nửa sản lượng thép trên toàn cầu, nhu cầu nội địa đang trong tình trạng ảm đạm, bát nguồn từ cuộc khủng hoảng bất động sản. Tính đến hiện tại, tình hình này ngày càng trầm trọng hơn bất chấp nhiều chính sách kích cầu kinh tế từ Chính Phủ.
Giá thép xây dựng chạm đáy kể từ năm 2017, trong khi thép HRC xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Hệ quả của việc thép giá rẻ từ Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép Việt Nam. Các doanh nghiệp thép trong nước liên tiếp gặp khó khăn, buộc phải hạ giá bán để cạnh tranh, dẫn đến giá liên tục chạm đáy.
Trước tình cảnh này, Cục Phòng vệ thương mại đã tiến hành điều tra chống bán phá giá với thép từ Trung Quốc nhằm bảo về thị trường nội địa, dự kiến sẽ có quyết định chính thức vào đầu năm 2025.
2. Kỳ vọng giá thép Trung Quốc phục hồi: “Tình hình gần đây tại Trung Quốc đã có tín hiệu khởi sắc hơn”
a. Ngành thép Trung Quốc đang chờ cú huých từ gói kích thích kinh tế do Chính Phủ ban hành
Điều này kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản và xây dựng của Trung Quốc. Phản ứng ban đầu của ngành thép lẫn thị trường cổ phiếu của quốc gia này với gói kích thích là rất tích cực, với giá thép hồi phục và cổ phiếu ngành này cũng đi lên.
b. Áp lực nguồn cung có thể giảm từ các hạn chế của Chính Phủ
Theo Reuters, chính phủ Trung Quốc đã hạn chế cấp phép cho các nhà máy thép sử dụng than kể từ năm 2024 để bảo vệ môi trường và hạn chế nguồn cung mới. Hiệu suất lò cao hiện tại ở Trung Quốc giảm xuống còn 72% (so với 78% năm 2023).
Ngoài ra, các tỉnh sản xuất thép lớn ở Trung Quốc như Hà Bắc, Giang Tô đã cắt giảm 20% - 30% sản lượng khi biên lợi nhuận gộp chạm mức âm 4% . Vì vậy, khối lượng hàng Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung thắt chặt có thể tác động tích cực đến giá thép.
c. Nhu cầu nội địa có thể tăng ngắn hạn nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng
Trung Quốc vừa hứng chịu cơn bão Benica đã phá hủy một số dự án cơ sở hạ tầng tại Thượng Hải và Giang Tô. Khả năng nhu cầu thép sẽ tăng trong ngắn hạn để tái thiết lại nhà ở.
3. Triển vọng ở giai đoạn tới: “Ngành thép Việt Nam sắp bước vào chu kỳ phục hồi”
a. Sản lượng thép nội địa có sự cải thiện nhờ nhu cầu hồi phục
Sản lượng sản xuất thép 8T/2024 đạt 17/87 triệu tấn (+8.89% YoY), tiêu thụ đạt 17.79 triệu tấn (+14.77% YoY), nhìn chung ngành thép có sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Sự cải thiện chủ yếu đến từ mảng thép xây dựng với mức tiêu thụ đạt 6.44 triệu tấn (+13.3% YoY), mảng tôn mạ cũng có sự cải thiện tốt đạt 3.68 triệu tấn (+34.1% YoY)
b. Kỳ vọng sự phục hồi của bất động sản và đầu tư công trong nước
Bộ ba Luật Kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở và Luật đất đai sửa đổi sẽ có hiệu lực sớm, cùng vói sự đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu thép tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2025 - 2026.
c. Diễn biến cuộc điều tra của Cục Phòng vệ thương mại
Khi kết quả điều tra được công bố, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ nếu thực sự có hiện tượng bán phá giá xảy ra. Tuy nhiên, khả năng là có diễn ra việc bán phá giá trong quá trình điều tra, có thể là vì một số lí do như:
- Sản lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam tăng đột biến trong giai đoạn này (khoảng 1,400 - 1,600 nghìn tấn).
- Giá bán trong nước giai đoạn Q1/2023 - Q1/2024 chỉ giảm khoảng 16%, thấp hơn nhiều so với mức giảm 28% của thép nhập từ Trung Quốc.
Đây là quan điểm cá nhân của tôi về ngành thép, xin cám ơn mọi người đã quan tâm và theo dõi.
Và tôi là...
Đỗ Phát Tài - Chuyên viên tư vấn đầu tư tại FPTS
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận