Tiền vay mua cổ phiếu đạt kỷ lục mới
Dù tổng mức margin tăng mạnh, tỷ lệ dư nợ cho vay ký quỹ/ vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán đầu ngành vẫn ở mức thấp một phần nhờ việc các công ty trên đã đẩy mạnh hoạt động tăng vốn điều lệ mạnh mẽ trong giai đoạn 2020-2022 trước đó.
Theo số liệu tại ngày 20/4/2024, tính riêng top 10 công ty chứng khoán có mức dư nợ cho vay ký quỹ lớn nhất trên sàn, tổng lượng margin đạt gần 120.000 tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng lượng margin trên thị trường.
Mặc dù ghi nhận mức dư nợ cho vay kỷ lục, tỷ lệ margin/VCSH trên nhóm 48 công ty chứng khoán trên chỉ ở mức gần 0,55 lần, vẫn còn cách khá xa tỷ lệ trần theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là 2 lần.
Tuy vậy, đã xuất hiện một số công ty chứng khoán lớn nằm trong top 10 thị phần môi giới hiện đang có tỷ lệ khá cao như Chứng khoán Mirae Asset (1,53 lần), Chứng khoán HSC (1,27 lần), hay Chứng khoán MB (1,27 lần).
Bên cạnh đó, tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu ở nhóm các công ty chứng khoán có thị phần môi giới có thị phần lớn nhất vẫn còn khá “dư dả” như Chứng khoán VPS (0,84 lần), Chứng khoán SSI (0,47 lần), Chứng khoán TCBS (0,61 lần) hay Chứng khoán VNDirect (0,74 lần). Tỷ lệ này được duy trì ở mức vừa phải một phần do các công ty trên đã đẩy mạnh hoạt động tăng vốn điều lệ trong giai đoạn 2020-2022 trước đó.
Ngoài ra, mặc dù dư nợ cho vay ký quỹ tăng liên tục trong các quý gần đây nhưng nghiệp vụ này không còn đóng góp quá nhiều vào tỷ trọng doanh thu của các công ty chứng khoán trong quý I vừa qua.
Theo đó, nhờ tăng trưởng mạnh ở nghiệp vụ tự doanh, hầu hết các công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh tới thời điểm hiện tại đều công bố lãi tăng trưởng với mức tăng “bằng lần” như các công ty chứng khoán VIX, DSC, SSI, hay VNDirect, ...
Đáng chú ý, báo cáo được FiinGroup công bố ngay sau giai đoạn VNIndex ghi nhận mức giảm tới hơn 100 điểm chỉ sau vài phiên giao dịch, về mức gần 1.174,85 điểm kết phiên ngày 19/4.
Trước đó, trong giai đoạn VNIndex dao động trên mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm vào quý I/2022, tổng margin thị trường đã đạt kỷ lục vào thời điểm đó là 173.200 tỷ đồng và góp phần không nhỏ vào đà giảm mạnh liên tục sau đó của VNIndex về vùng đáy 873 điểm trong quý IV/2022.
Đây cũng là thời điểm thị trường ghi nhận mức margin giảm mạnh về mức đáy cùng với nhiều tài khoản nhà đầu tư bị bán giải chấp tự động (force sell/call margin), bao gồm nhiều chủ tịch và cổ đông lớn của các công ty niêm yết trên sàn.
Mức dư nợ cho vay ký quỹ tiếp đà tăng mạnh diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tiếp nối đà giảm từ cuối năm 2023, giảm 0,72% trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt 0,26% trong quý I theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê mới công bố.
Mặc dù tín dụng tiếp tục được định hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp nhưng chỉ có hai lĩnh vực tăng trưởng trong hai tháng đầu năm, đó là tín dụng lĩnh vực bất động sản, tăng 0,23% so với cuối năm 2023, tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán, tăng 2,56% so với cuối năm 2023.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường