menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngọc Diệp

Thực hư kéo - xả cổ phiếu theo “game thoái vốn”

Các “game thoái vốn” từ trước đến nay vẫn được “gán” với chuyện kéo - xả cổ phiếu. Đại ý là trước khi thoái vốn, cổ phiếu được “kéo” lên để bên bán có thể thu được giá cao, sau khi thoái vốn thành công, nếu không còn động lực “kéo”, giá cổ phiếu sẽ giảm về mức “hợp lý”.

Dưới đây là 7 thương vụ thoái vốn tiêu biểu:

Thứ nhất: Là việc Bộ Xây dựng thoái 78,84% vốn tại GEX. Đây là thương vụ khá đặc biệt khi Bộ Xây dựng bán toàn bộ vốn với tỷ lệ sở hữu chi phối doanh nghiệp qua phương thức khớp lệnh trên sàn chứng khoán. Trong chưa đầy 1 tiếng, toàn bộ hơn 122 triệu cổ phiếu GEX đã được bán hết với giá khớp lệnh khoảng 17.700 - 17.800 đồng/cổ phiếu, tương đương Bộ Xây dựng thu về khoảng trên 2.100 tỷ đồng.
Thứ hai: Là Bộ Xây dựng bán 28,1% vốn tại VGC thông qua phương thức đấu giá vào ngày 29/5/2017. Kết quả, toàn bộ 120 triệu cổ phiếu VGC được phân phối hết với giá trúng bình quân 16.175 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị bán vốn vào khoảng trên 1.900 tỷ đồng.
Thứ ba: Là SCIC bán 3,33% cổ phần tại VNM thông qua đấu giá vào ngày 10/11/2017. Kết quả thành công ngoài mong đợi khi toàn bộ hơn 48,3 triệu cổ phiếu được đấu giá thành công với giá bình quân 186.000 đồng/cổ phiếu. Công ty Platinum Victory thuộc Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage (JC&C) của Singapore đã bỏ ra gần 9.000 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần trên.
Thứ tư: Là Bộ Công Thương bán đấu giá 53,59% cổ phần tại SAB. Thương vụ diễn ra vào ngày 18/12/2017 và nhóm cổ đông của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã bỏ ra tới 110.000 tỷ đồng để thâu tóm Sabeco, tương đương giá trúng mỗi cổ phần là 320.000 đồng.
Thứ năm: Khi SCIC đấu giá 29,51% cổ phần của BMP vào ngày 9/3/2018. Toàn bộ hơn 24,1 triệu cổ phiếu BMP được bán với giá 96.500 đồng/cổ phiếu cho Công ty Nawaplastic Industries của Thái Lan, tương đương giá trị trên 2.300 tỷ đồng.
Thứ sáu: SCIC bán lượng cổ phần chi phối tại VCG. Kết quả đấu giá rất thành công với giá đặt cao hơn tới trên 35% so với giá khởi điểm. Theo đó, trên 57% cổ phần của Vinaconex thuộc về Công ty An Quý Hưng với số tiền bỏ ra lên đến trên 7.300 tỷ đồng.
Cuối cùng: Bộ Xây dựng bán 36% cổ phần tại IDC thông qua đấu giá vào ngày 27/11/2020, thu về 2.900 tỷ đồng.

Có thể thấy tình trạng “giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh trước khi bán vốn và có xu hướng giảm mạnh sau khi bán vốn” chỉ xảy ra ở 3 thương vụ, đó là: SCIC thoái vốn khỏi Vinamilk (diễn ra ngày 10/11/2017), Bộ Công Thương thoái vốn khỏi Sabeco (diễn ra ngày 18/12/2017) và SCIC thoái vốn khỏi Nhựa Bình Minh (diễn ra ngày 9/3/2018).

Nếu đặt 3 thương vụ này vào bối cảnh thị trường chung, có thể hiểu vì sao lại xảy ra hiện tượng giống như “kéo - xả” cổ phiếu. Đó là thời kỳ cuối cùng của “đại sóng” trên thị trường chứng khoán với điểm bắt đầu vào đầu năm 2016 và điểm kết thúc vào đầu tháng 4/2018, đưa chỉ số VN-Index từ khoảng 550 điểm lên trên 1.200 điểm. Trong thời kỳ này, thị trường vào giai đoạn phân phối cao độ với biên độ dao động rất mạnh nhưng xu hướng chung vẫn là đi lên mạnh mẽ, một số cổ phiếu tạo đỉnh sớm hơn VN-Index nhưng cũng có một số cổ phiếu tạo đỉnh sau VN-Index. Rốt cuộc, giá cổ phiếu VNM, SAB và BMP mặc dù xuất hiện một số phiên tăng đột biến theo các tin tức liên quan đến “game thoái vốn” nhưng về cơ bản vẫn biến động theo xu hướng chung.

Với 4 thương vụ còn lại, nhìn chung, giá cổ phiếu cũng chịu sự chi phối của xu hướng chung của thị trường hơn là “game thoái vốn”. Chẳng hạn như thương vụ Bộ Xây dựng bán cổ phiếu GEX hồi cuối năm 2015 thì trước đó, giá cổ phiếu này tăng - giảm không rõ xu hướng, nhưng từ sau khi hoàn tất thương vụ, thị giá GEX liên tục tăng, đồng pha với “đại sóng” giai đoạn 2016 - tháng 4/2018.

Hoặc như thương vụ Bộ Xây dựng thoái vốn tại Viglacera vào tháng 5/2017. Sau thoái vốn, cổ phiếu VGC tiếp tục tăng cho tới quý I/2018, sau đó mới tạo đỉnh và đi xuống theo xu hướng chung của thị trường.

Câu chuyện tương tự xảy ra tại thương vụ Bộ Xây dựng thoái vốn khỏi IDICO vào cuối tháng 11/2020 khi sau thoái vốn, cổ phiếu IDC tiếp tục tăng mạnh và tạo đỉnh vào đầu năm 2018.

Tuy nhiên, có một thực tế cũng cần lưu ý là trong điều kiện thị trường thuận lợi, cũng có những trường hợp giá cổ phiếu thuộc “game thoái vốn” tăng mạnh hơn đáng kể so với chỉ số VN-Index.

Tóm lại, không phủ nhận chuyện kéo - xả cổ phiếu theo “game thoái vốn” nhưng việc xác định xu hướng chung của thị trường chứng khoán vẫn là quan trọng nhất. Đây cũng là bài học “nằm lòng” với nhiều đội tạo lập thị trường, bởi qua các chia sẻ ngoài lề, chuyện các đội tạo lập thất bại và thua lỗ là không hiếm và thường xảy ra khi “lệch pha” với xu hướng chung của thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả