Sóng giảm 2018 có lặp lại?
Có nhiều sự tương đồng về đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong nước giai đoạn vừa qua khi so sánh với bối cảnh điều chỉnh của thị trường năm 2018.
Trong năm 2022 tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo thấp hơn so với các dự báo được các tổ chức quốc tế đưa ra hồi đầu năm. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang gây áp lực lạm phát trên toàn cầu, đẩy giá cả tăng cao khi nguồn cung năng lượng bị đe dọa.
Bên cạnh áp lực lạm phát từ bên ngoài, bối cảnh vĩ mô vẫn có nhiều yếu tố ủng hộ thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc một lần nữa đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng áp lực tăng giá và giảm sản lượng. Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã chuyển hướng chính sách và bắt đầu tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát…
Bối cảnh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động rất lớn đã và đang gây áp lực tăng giá hàng hóa và làm giảm chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam. Lạm phát năm 2022 dự báo trong ngưỡng 4 - 4,5%.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như thị trường chứng khoán hiện tại có nhiều nét tương đồng với năm 2018. Thời điểm đó, Mỹ cũng kết thúc gói nới lỏng định lượng (QE) và bắt đầu tăng mạnh lãi suất. Sau chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận mức giảm 20% kể từ đỉnh.
Một điểm tương đồng nữa là năm 2018 xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, còn hiện nay căng thẳng địa chính trị giữa Nga - Ukraine tác động mạnh đến kinh tế, chính trị và thương mại tòa cầu.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt ở Việt Nam trong hai giai đoạn này là năm 2018, nền kinh tế có sự phục hồi mạnh sau giai đoạn bơm tiền mạnh mẽ, còn hiện tại nền kinh tế vẫn chỉ ở giai đoạn hồi phục sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, trong khi mức lạm phát hiện đang ở mức đáng báo động thì năm 2018 lạm phát lại tương đối thấp.
Tiếp đến là lạm phát, hiện lạm phát cao xảy ra ở Mỹ, khu vực châu Âu, nhưng tại khu vực Đông Á chỉ ở mức 1%, Trung Quốc là 2% và Việt Nam là 2,6%, tỷ lệ này ở Nhật Bản cũng thấp.
Xu hướng phục hồi sau Covid-19 là rõ ràng và khả quan khi GDP quý I/2022 đạt mức tăng trưởng 5,03%. GDP dự kiến tăng trưởng 6 - 6,5% năm 2022, lạm phát ở trên mức 4%, phụ thuộc vào mức độ thực hiện chương trình phòng chống dịch Covid-19, Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 và khả năng Việt Nam giảm thiểu tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Triển vọng thị trường chứng khoán
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý thời điểm này, chiến lược phòng thủ cần được ưu tiên nên không thể mua cao bán cao hơn. Do đó, kế hoạch phù hợp trong nửa cuối năm là bán ở vùng kháng cự cao, mua khi thị trường quay về ngưỡng hỗ trợ mạnh.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận