Quản trị tài khoản thế nào cho hiệu quả nhất?
Với nhiều nhà đầu tư gần như không có khái niệm quản trị tài khoản, mà với họ chỉ đơn thuần là mua hoặc bán theo trường phái "tâm linh"; đa phần đều là F0 mới tham gia vào thị trường.
Nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn chút thì mua bán đã có sự chọn lọc nhưng lại không kiểm soát được danh mục khi có vấn đề lớn xảy ra đối với thị trường và cổ phiếu của mình. Phần lớn đến từ tâm lý chưa được vững vàng, dễ FOMO.
Hay nhiều nhà đầu tư lâu năm trên thị trường nhưng đôi khi vẫn bị ảnh hưởng cảm xúc bởi việc đã thắng quá nhiều dẫn tới chủ quan, không phòng bị; hoặc đã thua quá nhiều dẫn tới bi quan, bỏ lỡ cơ hội.
Như vậy, cho dù là ai thì nào cũng luôn mắc phải sai lầm khi đầu tư. Vậy nên quản trị được tài khoản ngay từ đầu là phương pháp tốt nhất để hạn chế những rủi ro như đã nói ở trên.
Vậy Quản trị tài khoản là gì ?
Quản trị tài khoản là cách mà nhà đầu tư hạn chế tối đa rủi ro cho danh mục đầu tư của mình bắt đầu từ khi chọn mua cổ phiếu cho tới khi bán cổ phiếu bằng các phương pháp cụ thể như nguyên tắc chọn cổ phiếu, cắt lỗ hay chặn lãi hoặc xử lý sớm cổ phiếu xấu trong danh mục
Cần quản trị những gì:
- Quản trị trong cách mua bán cổ phiếu
- Quản trị danh mục mạnh yếu, phân chia tỷ trọng hợp lý và sử dụng chiến lược đầu tư hiệu quả nhất cho danh mục
Mình sẽ nói lần lượt từng bước quản trị danh mục cho các bạn.
Đầu tiên là Quản trị trong cách mua bán cổ phiếu:
Việc lựa chọn cổ phiếu vào danh mục chưa bao giờ là thừa cả, nó đặc biệt quan trọng để giúp danh mục hiệu quả về sau này. Chọn được cổ phiếu tốt sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những biến động trong ngắn hạn.
Tùy theo từng phương pháp đầu tư và khẩu vị rủi ro khác nhau mà mỗi người sẽ chọn cho mình một cổ phiếu khác nhau; phù hợp với khẩu vị của từng người
Ngược lại 1 nhà đầu tư tăng trưởng sẽ không chọn HPG hay VPB để mua trong giai đoạn hiện tại, bởi theo tiêu chí của họ, ở thời điểm dự định mua, doanh nghiệp đó phải có câu chuyện đủ lớn để tăng giá trong thời gian gần tầm 1-3 tháng. Chẳng hạn giai đoạn hiện tại họ có thể lựa chọn VHC hoặc ANV bởi trend ngành vẫn lớn và dư địa cho 3 tháng tới cũng còn khá cao.
Hoặc là một nhà đầu cơ ưa thích rủi ro thì họ sẽ chọn những cổ phiếu mang tính đầu cơ cao, dòng tiền đang tham nhiều. Chẳng hạn hiện tại có phân bón: DPM DCM…
Như vậy, quản trị đầu vào cho danh mục là phải chọn cổ phiếu kỹ càng, phù hợp với tiêu chí và khẩu vị đầu tư của từng người. Hạn chế việc nghe ngóng thông tin, hô hào từ các diễn đàn; tránh vi phạm tiêu chí đầu tư của bản thân, bởi nó sẽ tạo thói quen xấu cho bạn
Sau khi đã chọn được cổ phiếu tốt cho danh mục của mình thì cách đi tiền khi mua hoặc bán cũng rất quan trọng. Nó sẽ quyết định ngay lập tức lợi suất đầu tư của bạn có cao hay không so với những nhà đầu tư khác
Khi mua hay bán cổ phiếu, chỉ cần nhớ hạn chế tâm lý FOMO theo cách mà bài viết dưới đây có nói: https://24hmoney.vn/news/phuong-phap-di-tien-cuc-hieu-qua-trong-dau-tu-chung-khoan-c30a1598114.html
Tiếp theo là Quản trị danh mục trong quá trình đầu tư
- Một danh muc hợp lý chỉ nên đầu tư từ 4 đến 5 mã cổ phiếu. Bởi một danh mục nếu quá nhiều mã sẽ khiến nhà đầu tư không quản lý nổi. Chia danh mục thành 4-5 cổ phiếu sẽ khiến việc quản lý trở lên dễ dàng hơn. Danh mục phân bổ đa dạng các dòng cổ phiếu sẽ giúp hạn chế rủi ro hơn
- Tỷ trọng chia 7:3 cho cả cổ phiếu đầu tư và đầu cơ sẽ là hợp lý nhất. Bởi tính đầu cơ cáo, biến động mạnh, đi kèm rủi ro lớn nên mức tỷ trọng 30% cho nhóm này sẽ là hợp lý hơn cả. Trong khi đó 70% dành cho cổ phiếu đầu tư cầm lâu dài sẽ giúp danh mục tránh được rủi ro trong ngắn hạn, giúp nhà đầu tư tỉnh táo hơn trong các quyết định bán sau này
- Sử dụng margin hiệu quả: Margin được coi là con dao 2 lưỡi. Nhiều người khi được sử dụng margin, và gần như trở thành một “con nghiện margin” bởi margin cho phép nhà đầu tư gia tăng sức mua, mua được nhiều cổ phiếu hơn, vòng quay vốn nhanh hơn mà không cần chờ tiền về T+1,5 sau khi bán nữa. Tuy nhiên hãy nhớ sử dụng margin không đúng lúc, không đúng cách chính là tự đâm mình. Tài khoản không hiệu quả cũng là bởi thế. Vì vậy chỉ nên sử dụng margin khi cảm thấy cơ hội đầu tư đó thực sự tốt. Hoặc hạn chế hết sức có thể
- Luôn dự trữ sức mua: Phòng trừ rủi ro phi hệ thống, những rủi ro mà chúng ta không thể tránh nổi. Việc luôn dự trữ sức mua có thể giúp nhà đầu tư chọn được những cơ hội tốt trong giai đoạn khủng hoảng đó.
- Kiểm tra danh mục thường xuyên, không bỏ ngỏ danh mục. Việc này giúp nhà đầu tư quản lý tốt nhất danh mục, bởi mỗi khi thị trường có sự biến động lớn, nhiều cổ phiếu bắt đầu suy yếu đi, ngược lại nhiều cổ phiếu lại được củng cố sức mạnh. Việc theo dõi thường xuyên như vậy sẽ thấy được biến động của danh mục, nhằm thực hiện mục đích : “Tỉa cỏ trồng hoa”, đưa vào danh mục những cổ phiếu mạnh và tốt nhất giai đoạn đó, đồng thời loại bỏ đi những cổ phiếu yếu hơn thị trường; trong khi vẫn đảm bảo được những nguyên tắc như trên.
- Mỗi cổ phiếu cần có những mốc quản trị riêng.
Ví dụ khi mua cổ phiếu PHR trong giai đoạn này. Bạn có thể đặt cho cổ phiếu đó mức giá mục tiêu tầm 15% tính từ giá mua. Và giá cắt lỗ tầm 8% là cao nhất tính từ giá mua. Khi cổ phiếu của bạn lãi cũng đừng chủ quan. Hãy đặt cho nó một môc chặn lãi để chúng ta không bị mất hoàn toàn khoản lãi ấy khi đầu tư
Nếu giá cổ phiếu PHR đã đạt đến 85 thì bạn có thể tiếp tục nâng giá mục tiêu, đồng thời nâng mức giá chặn lên 83 để đảm bảo cổ phiếu nếu có quay đầu điều chỉnh tại đây thì các bạn cũng không bị mất lãi. Vì vi phạm giá 83 là đã chốt được rồi.
Như vậy trên đây là cách mà các bạn quản trị tài khoản mình, chúc các bạn đầu tư tốt giai đoạn hiện tại
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận