PYN Elite Fund ước tính GDP quý III năm nay tăng trưởng 13%
PYN Elite Fund nhận định VN-Index tăng 6,2% trong tháng 8 là nhờ cổ phiếu VCB, BCM và nhóm mã tiêu dùng.
PYN Elite Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 8. Đơn vị này nhận định VN-Index tăng 6,2% trong tháng 8 là nhờ cổ phiếu VCB, BCM và nhóm mã tiêu dùng. Trong khi đó, đà hồi phục tốt trong thời gian qua của các mã VRE và ACV chững lại làm ảnh hưởng đến hiệu suất PYN Elite khi thấp hơn VN-Index với 1,9%. Tuy nhiên, con số này đã cao hơn mức 0,85% trong tháng 7 và đánh dấu tháng thứ 2 liên tiếp quỹ Phần Lan này ghi nhận tỷ suất sinh lời dương trở lại sau chuỗi 5 tháng liên tiếp âm trước đó (tháng 2 đến tháng 6).
Các ngân hàng đưa ra các tín hiệu lạc quan cho cả năm 2022. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nới hạn mức tín dùng vào đầu tháng 9 và cam kết kế hoạch tăng trưởng tín dụng ban đầu là 14%. Bên cạnh đó, thông tin Apple đang có kế hoạch sản xuất Apple Watch và MacBook tại Việt Nam, trong khi Samsung dự định sản xuất các bộ phận bán dẫn tại Việt Nam và đầu tư thêm 3,3 tỷ USD vào năm 2022. Những khoản đầu tư như vậy sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chuỗi giá trị trong những năm tới.
Theo PYN Elite, nền kinh tế Việt Nam cho thấy khả năng phục hồi nhờ tiêu dùng nội địa mạnh mẽ. Đơn vị ước tính tăng trưởng GDP quý III năm nay là 13% (trong khi cùng kỳ giảm 6%). Ngân hàng Thế giới, Moody’s và một số công ty môi giới đã điều chỉnh tăng dự báo GDP năm 2022 lên 7,5-8,5%.
Doanh số bán lẻ trong tháng 8 tăng 50,2% so với cùng kỳ từ mức nền thấp (tương đương mức tăng lần lượt là 12% và 16% so với tháng 8 năm 2020 và tháng 8 năm 2019). Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, giảm xuống mức 2,9% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tháng 8 năm nay tăng 22,1%, trong khi cùng kỳ giảm 1,3%. Sản xuất công nghiệp tăng 15,6%, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) là 52,7 điểm. Giải ngân vốn FDI tăng 10,5% lên 12,8 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.
Cổ phiếu nổi bật trong tháng 8 là TPB. TP Bank đi tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số nhiều năm trước khi lĩnh vực này trở nên phổ biến, và khoản đầu tư đi đầu đó đã được đền đáp khi ngân hàng này ghi nhận thêm 1,5 triệu khách hàng mới trong nửa đầu năm nay, xếp hạng cao thứ 2 về lượng khách hàng mới. Lượt tải ứng dụng ngân hàng của TP Bank trong nửa đầu năm đứng vị trí thứ 6, chỉ sau MB Bank và 4 ngân hàng quốc doanh lớn, trong khi xếp trước tất cả hơn 10 ngân hàng tư nhân còn lại. Sự tăng trưởng người dùng nhanh chóng giúp lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA - Current Account Savings Account) của TP Bank ổn định trong quý II, trong khi nhiều ngân hàng khác ghi nhận số dư CASA bị thu hẹp.
Tại ngày 31/8, quy mô danh mục (AUM) của PYN Elite Fund đạt 740,8 triệu EUR (khoảng 17.457,7 tỷ đồng).
Về cơ cấu danh mục khoản đầu tư, top 10 danh mục PYN có một số biến động trong tháng qua. Cổ phiếu VHM vượt CTG lên vị trí thứ nhất với tỷ trọng 17% tương đương 125,9 triệu EUR. Khoản đầu tư vào VietinBank tụt xuống vị trí thứ 2 với giá trị 125,2 triệu EUR, chiếm 16,9%. Sự biến động này phần lớn là do trong thời gian này, PYN đã bán hơn 3 triệu cổ phiếu CTG, dù cho thị giá mã này tăng gần 4% (từ 27.200 đồng/cp lên 28.250 đồng/cp, mạnh hơn đà tăng 1,8% của cổ phiếu nhà Vinhomes (từ 59.900 đồng/cp lên 61.000 đồng/cp).
Ngoài ra, cổ phiếu TPB tăng 2 hạng lên xếp vị trí thứ 4, đứng trên VRE và ACV. Trên thị trường tháng 8, cổ phiếu TPB tăng 5,3% từ 26.600 đồng/cp lên 28.000 đồng/cp, trong khi thị giá VRE giảm 1,1% xuống 27.700 đồng/cp còn giá mã ACV tăng 1% lên 87.050 đồng/cp.
Theo thông tin PYN Elite công bố, MBB là cổ phiếu tăng trưởng tích cực nhất trong tháng 8 với mức tăng 11,1%. Theo sau là HDB và NLG, với mức tăng lần lượt là 10,6% và 6,9%. Ở chiều ngược lại, giá cổ phiếu KDC giảm nhiều nhất với 4,1%, xếp sau là SCS (1,8%) và KDH (1,3%).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận