Novaland hủy hợp đồng kiểm toán với đối tác 9 năm, điều gì đang được toan tính ?
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024, nhiều số liệu tài chính của Novaland đã có sự thay đổi lớn sau kiểm toán. Nguyên nhân là vì PwC, ông lớn kiểm toán toàn cầu đã soi kĩ và yêu cầu trích lập dự phòng hàng nghìn tỉ cho dự án Lakeview City. Không chỉ vậy, họ còn chỉ ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng, dòng tiền đang âm 4000 tỉ vì phạm cam kết với ngân hàng và trái chủ. PwC thậm chí còn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.
Novaland chính thức công bố báo cáo tài chính quý 3 lãi kỷ lục gần 3000 tỷ đồng. Trên thực tế doanh nghiệp lại chẳng có dòng tiền nào. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vẫn đang âm khá nặng, đến hết quý 3 là hơn 6000 tỷ đồng nên việc báo lãi gần 3000 tỷ đó nó chỉ là những con số trên sổ sách. Số lãi đó phần lớn được đóng góp lại không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp mà phần lớn đến từ lợi nhuận từ hoạt động tài chính hơn 3600 tỷ thực tế thì đây là những con số mà Novaland đã định ghi nhận vào trong báo cáo tài chính quý 2 trong báo cáo tài chính tự lập của công ty.
Tuy nhiên thì sau đó, trong báo cáo tài chính kiểm toán thì những khoản lợi nhuận này đã bị PwC điều chỉnh lại và loại bỏ ra khỏi báo cáo tài chính của NovaLand.
Đây cũng là một trong những lý do chính khiến cho báo cáo tài chính tự lập thì lại sau đó báo cáo tài chính sau kiểm toán thì NovaLand lỗ đến hơn 7000 tỷ đồng. Novaland còn bất ngờ thanh lý hợp đồng kiểm toán với PwC Công ty kiểm toán đã gắn liền với Novaland khoảng 10 năm nay để ký hợp đồng với một công ty kiểm toán trong nước, đó là công ty Moore IESC. Đây là một trong thông tin nhà đầu tư có thể tìm kiếm được về công ty này.
Mục đích của Novaland thì không có gì khác ngoài việc xào nấu làm đẹp báo cáo tài chính để thu hút dòng tiền kéo giá cổ phiếu lên, lấy tiền trả nợ.
Bộ Tài chính cũng đang tiếp tục xem xét những kiến nghị của Novaland trong việc gia hạn nợ trái phiếu thêm tận 4 năm, một tiền lệ chưa từng có để hỗ trợ cho doanh nghiệp này. Và nếu điều này được thông qua, thì theo Chính phủ đã xác định sẽ không để Novaland sụp đổ hay phá sản. Khi mà một doanh nghiệp 4 năm không trả nổi nợ, nhưng không phải trích lập dự phòng, cũng không có những cái chế tài nào.
Thậm chí nợ của Novaland còn không bị xếp vào khoản nợ xấu dù không thể trả được mà cổ phiếu vẫn giao dịch một cách bình thường và không bị vào diện hạn chế. Khoản nợ của Novaland cũng không phải trích lập dự phòng trong khi các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng 100% đối với các khoản nợ xấu sau 1 năm không trả được. Kể cả nợ xấu bán cho VAMC thì cũng sẽ phải trích lập dự phòng 20% trong vòng 5 năm. Còn Novaland chẳng phải trích lập bất cứ thứ gì.
Ngoài ra, Novaland nếu sụp đổ thì tác động lên nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng sẽ rất lớn vì đây là doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao chỉ sau Vinhomes.
Nếu so với Vạn Thịnh Phát thì rủi ro chỉ nằm ở một ngân hàng SCB nhưng Novaland thì có cả những ngân hàng lớn nên việc doanh nghiệp này sụp đổ cũng sẽ gây áp lực lên hệ thống ngân hàng trong nước phần nào.
Theo bạn, Novaland liệu sẽ vực dậy được ?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận