Nỗi lo thiếu tôm nguyên liệu của các doanh nghiệp
Với kết quả kim ngạch 2.3 tỷ USD trong 6 tháng năm 2022, ngành tôm hoàn toàn có thể tự tin đạt được mục tiêu 4 tỷ USD cho cả năm. Tuy nhiên năm nay, vùng nước lợ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã ngọt sớm hơn mọi năm, gây khó khăn cho nuôi tôm nước lợ, dịch bệnh trên tôm gia tăng, đang đẩy ngành tôm vào tình trạng thiếu tôm nguyên liệu cục bộ…
TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, cho hay năm nay nước sông Mekong dâng cao sớm, xuất phát từ biến đổi khí hậu tuyết tan nhiều hơn cộng với mưa nhiều ở thượng nguồn.
Nước tràn sớm về miền Tây khiến các sông có kết nối hệ thống sông Cửu Long đã ngọt sớm hơn mọi năm. Sông Mỹ Thanh và các chi lưu của nó, trọng điểm nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng, đã không còn chút độ mặn nào từ tháng 5, những điểm tiếp giáp cũng chỉ đạt độ mặn 0-2%. Điều này làm chùng tay người thả nuôi vì môi trường không đáp ứng nhu cầu sinh lý con tôm.
Mặt khác, vụ nuôi chính năm 2022 tại miền Tây kết thúc sớm hơn dự kiến khoảng 3 tuần. Nguyên nhân năm nay vi bào tử trùng phát tán diện rộng, thâm nhập từng ao tôm, nội tạng tôm, làm tôm chậm lớn, chết lai rai và dẫn tới thu hoạch sớm, khi cỡ tôm chưa đạt kỳ vọng.
Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng, việc thiếu tôm nguyên liệu là khó khăn trong ngắn hạn của doanh nghiệp, nhưng cũng là lý do thôi thúc mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển chuỗi giá trị của mình một cách bền vững hơn.
Để ứng phó với vấn đề này, một số doanh nghiệp chọn giải pháp tăng tỉ lệ tôm chế biến có giá trị gia tăng để bán sang những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, EU, khắc phục bối cảnh nguyên liệu khan hiếm.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường