Nhịp đập Thị trường 24/11: Hồi phục chỉ để kích cung, chỉ số lại giảm về cuối phiên
Được kéo hồi giữa phiên, nhưng sau đó lại rơi, VN-Index giảm hơn 7 điểm vào cuối phiên sáng nay, mức giảm này gần bằng mức đáy trong cùng phiên sáng. Thông tin về 1 số ETF ngoại được bơm thêm vốn hay mua ròng trên sàn chứng Việt có lẽ chỉ mang tính khích lệ cho NĐT nội địa. Không ít mã lớn trên 2 nhóm ngân hàng và BĐS lại quay qua giảm, kéo tụt chỉ số.
Chỉ số VN-Index tuy giảm khá sâu về cuối phiên, nhưng sàn HOSE lại có chưa đến 60% số cổ phiếu giảm giá, ít hơn so với hồi đầu phiên. Có lẽ 1 vài mã trong nhóm Large Cap là tội đồ đạp chỉ số, hơn là có tình trạng tháo chạy bầy đàn. Ở 2 nhóm Mid và Small Cap, có khá nhiều mã tăng mạnh từ 5% trở lên, trong đó nổi bật là HSG, VCF, HAG, TMS, PAC, SCD, GIL, SRF…
Hai nhóm ngành lớn trên sàn HOSE là ngân hàng và BĐS nhà ở lại có sắc đỏ chiếm ưu thế vào cuối phiên sáng nay. Có thể nói đây là 2 nhóm có nhiều tác động kéo tụt các chỉ số quan trọng. Ngoài ra, dầu khí nhà PVN cũng là nhóm lớn có diễn biến tiêu cực. Tuy vậy, sắt thép, thực phẩm, điện vẫn là các nhóm lớn có nhiều sắc xanh. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, nổi bật vẫn là dệt may, giấy, ô tô… hay mới nổi lên như cảng biển & kho bãi, vận tải thủy, bao bì đóng gói… và đồ uống, trong đó VCF bất thần tăng trần 7% với 1 deal duy nhất.
Nhóm VN30 lại có 18 mã giảm giá cuối phiên sáng, trong khi chỉ có 11 mã tăng giá. Bộ ba cổ phiếu nhà Vin vẫn tăng giá, nhưng không mạnh so với lúc giữa phiên. Nói cách khác, VIC và 2 mã còn lại giảm đà tăng cũng là yếu tố kéo tụt chỉ số nhóm này, lẫn VN-Index. Không ít Large Cap khác trong nhóm cũng giảm đà tăng về cuối như BID, GAS, MSN, VPB… MWG thậm chí cũng kết chung màu với NVL và PDR. PLX hay ACB có lẽ là những cái tên tăng giá ổn định trong nửa sau phiên sáng.
2 chỉ số chính 2 sàn HNX và UPCoM cũng chịu ảnh hưởng trong nửa cuối phiên sáng, đáng tiếc nhất là UPCoM-Index. Chỉ số này tính ra có đa số thời gian treo bên trên tham chiếu, chỉ từng giảm nhẹ 1 lần trước 10h, và đến cuối phiên lại giảm nhẹ 1 lần nữa. Điều ngạc nhiên là nhóm Large Cap sàn UPCoM này vẫn có rất nhiều cổ phiếu giảm giá, lấn át hẳn số tăng giá, trong đó có không ít mã giảm khá sâu như BSR, MSR, OIL, SIP, VGI, VGT… SNZ có lẽ là của hiếm ở đây, khi tăng hơn 6%.
Trên nhóm Large Cap sàn HNX, tình hình tương tự khi đa số giảm giá, dù mức giảm bình quân chỉ khoảng 2%, những cũng có lác đác vài mã tăng giá, trong đó nổi nhất là CEO, tăng hơn 6%. Nên nhớ cổ phiếu này từng tăng hơn 8% trong chính phiên sáng nay.
Tính cả 3 sàn, số lượng cổ phiếu giảm giá chỉ chiếm chừng 51%, so với hơn 30% tăng giá (tính trên số mã có khớp lệnh sáng nay). Ngân hàng vẫn là nhóm lớn nhưng “hơi xấu” khi số cổ phiếu tăng giá chỉ 5 mã, so với 21 giảm giá, dù mức giảm bình quân không hề lớn, dưới 2%. Các nhóm còn lại, bao gồm cả BĐS, thì nói chung cân bằng hơn. Dù sắc đỏ vẫn chiếm quá bán. Khối ngoại đang mua ròng, nhưng vẫn tập trung chính vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND, hay trao tay nội khối ở MBB và MWG, chứ gần như không hề có trạng thái mua hay bán ròng quá mức ở cổ phiếu khác.
GAS giảm giá 1.5% cuối phiên sáng nay, cũng gần như là thấp nhất trong phiên, dù đầu phiên còn tăng giá. Tương tự là POW, dù trong phiên có lúc tăng hơn 3%. Ở nhóm dầu khí nhà PVN, tình trạng đỏ lửa cũng lan rộng, nhiều mã giảm từ 3% trở lên bao gồm cả PVS, BSR, PVD, PVC, PXS…
Nhiều tên tuổi trong nhóm BĐS nhà ở lại quay xe, giảm giá dù đã từng xanh ngát lúc giữa phiên. Trong số này, chỉ có thể coi CEO hay NLG là số ít giữ được mức tăng giá khá tốt. Một số tên tuổi khác lại giảm khá sâu như DIG, DXS. Riêng PDR, NVL thì vẫn vô vọng khi bên bán “show hàng” quá nhiều.
10h 30: Các nhóm lớn đang kéo chỉ số hồi về tham chiếu
Nhóm VN30 là động lực chính kéo VN-Index lên trên tham chiếu vào gần giữa phiên sáng, với 17 mã tăng giá so với 12 giảm giá vào lúc này. Dù NVL và PDR vẫn xanh không đổi, thêm vào đó có MWG đang sấp mặt sát sàn, nhưng có không ít mã khác trong nhóm đang có diễn biến tốt hơn so với đầu phiên, bao gồm VIC, VHM, VJC, VRE, BID…
Chỉ số VN-Index từng giảm đến gần 10 điểm, rồi đã được kéo lên trên tham chiếu gần giữa phiên sáng nay, nhưng lại vừa quay qua giảm nhẹ. Công kéo chỉ số thuộc về bọ ba cổ phiếu nhà Vin, cộng thêm mấy mã ngân hàng và Large Cap khác như VJC, HPG, PLX… Ở góc độ nhóm ngành, ngân hàng, BĐS, sắt thép, thực phẩm đang là các nhóm lớn có diễn biến khởi sắc hơn hẳn so với đầu phiên sáng nay.
Diễn biến chỉ só HNX-Index gần như y hệt chỉ số VN-Index, và cũng quay về tham chiếu dù trước đó giảm sâu. Tuy nhiên ở nhóm Large Cap sàn HNX, lúc này chỉ có CEO là nổi bật, tăng tới hơn 7%. Một số Large Cap khác cũng tăng giá như THD, BAB, MBS… nhưng mức tăng rất yếu.
Nhóm BĐS nhà ở đang nổi sóng, rất nhiều tên tuổi quay lại với sắc xanh vào lúc giữa phiên sáng nay. Với sự dẫn dắt từ bộ ba cổ phiếu nhà Vin, nhất là VIC, không ít tên tuổi tầm trung trong nhóm này, kể cả trước đó giảm sâu như DIG, SJS, LDG… hiện đã chỉ còn giảm rất ít hoặc quay về tham chiếu, ngoài ra có nhiều mã đã chuyển qua tăng giá như HDG, HDC, KDH, SCR, DXG, AGG… hay tăng mạnh như CEO và NLG.
Nhóm ngân hàng đang có khá nhiều cổ phiếu tăng giá trở lại, dù mức tăng chưa hề mạnh như 1 số nhóm ngành lớn khác, trong đó nổi lên có BID, ACB, STB hay HDB. Tuy nhiên VCB đã giảm nhẹ 200 đồng dù đầu phiên mở cửa tăng rất tốt.
Sắt thép cũng đang nổi sóng trở lại, với HPG tăng hơn 3%, POM tăng hơn 4%, NKG tăng hơn 6% và đặc biệt HSG đã tím trần.
Với triển vọng không hề sáng cho đến giữa năm sau, theo lời từ sếp lớn nhà MWG, cổ phiếu này hiện đang dao động gần như sấp mặt sát sàn. Khối ngoại có giao dịch trao tay nội khối 2 triệu cổ phiếu này. FRT có lẽ chịu tác động lan tỏa, khiến giảm sâu thêm so với đầu phiên.
Nhiều nhóm ngành vừa và nhỏ đang hưởng ứng lời “kêu gọi” từ các nhóm lớn, ví dụ như dệt may, ô tô, bảo hiểm, giấy…
Bảo hiểm đang có nhiều mã tăng giá khá tốt, bao gồm BVH, BMI, BIC… thậm chí tăng 4% như ABI.
Mở cửa: Hụt tin hỗ trợ, thị trường tiếp tục mở cửa trong sắc đỏ
Chỉ số VN-Index mở cửa giảm nhẹ chưa đến 5 điểm, nhưng sàn HOSE có hơn 60% số cổ phiếu giảm giá, trong đó tất nhiên có không ít mã giảm sàn. Nhóm VN30 cũng có hơn 2/3 cổ phiếu giảm giá, trong đó có 2 mã giảm sàn chính là NVL và PDR. Thông tin về cuộc họp giữa Bộ tài chính với nhiều doanh nghiệp lớn hôm qua tưởng như là tin hỗ trợ, nhưng xem ra chưa mang lại tác dụng nào. Diễn biến trên 2 sàn còn lại cũng khá ảm đạm, dù chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ suốt 15 phút trước đó.
Gần như không có nhóm ngành lớn nào hỗ trợ VN-Index sáng sớm nay. Ngân hàng cũng có đến 15 mã giảm giá, bất kể VCB tăng giá hơn 1%. BĐS thì khỏi nói, vẫn nổi bật với NVL và PDR, ngoài ra có đa số tên tuổi khác giảm giá khá mạnh như DIG, SJS, CEO… riêng VIC thì tăng giá nhẹ nhưng cũng khó mà lan tỏa sang các cổ phiếu khác cùng nhóm ngành. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, chỉ lác đác vài cái tên, trong số đó nổi bật lên có lẽ là nhóm nhiệt điện.
PGV đang là cổ phiếu nổi bật nhất nhóm nhiệt điện khi tăng giá hơn 5% khi mở cửa. Mức tăng giá này có lẽ rất bất ngờ với những ai vừa bán giảm giá hơn 4% chiều qua. Ngoài ra, 1 số mã khác cũng tăng giá ngay từ sớm như POW, NT2, PPC, BTP…
Khối ngoại sớm mua ròng trên sàn HOSE, nhưng chủ yếu là mua chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Tại MBB, họ có giao dịch nội khối với 3 triệu cổ phiếu sang tay. Số còn lại hầu như không có giao dịch nào đáng kể.
2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index có diễn biến ngược nhau ngay từ sớm trước khi HOSE mở cửa, cụ thể là HNX-Index đỏ còn UPCoM-Index xanh. Chỉ số chính sàn UPCom giảm nhẹ chiều qua, nhưng trước đó đã có tới 5 phiên liên tiếp đóng cửa trong sắc xanh, điều này có lẽ ít NĐT để ý đến. Điều ngạc nhiên là sáng nay chỉ số này không được mấy Large Cap hỗ trợ, thậm chí có nhiều mã giảm sâu như BSR, OIL, VGI, VGT, TVN…
Nhóm ngành BĐS nhà ở, vốn đang được coi là tâm điểm chú ý liên quan đến câu chuyện khủng hoàng “trái phiếu doanh nghiệp” sáng nay tiếp tục chìm trong sắc đỏ, dù VIC tăng giá nhẹ 0.5%. NVL, PDR và rất nhiều mã khác giảm sâu, kể cả khi chiều qua Bộ Tài chính đã họp với các doanh nghiệp lớn của ngành này để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn.
NVL tiếp tục giảm sàn ngay từ khi HOSE nhận lệnh, trong đó khối lượng bán giá sàn, chứ không phải tại giá ATO, rất lớn, chứng tỏ người đặt cũng không có nhiều hy vọng cổ phiếu được “hốt” ngay từ sớm. Đến thời điểm ATO, cổ phiếu này tất nhiên không kéo lên nổi 1 line. Đây đang là phiên thứ 16 liên tiếp mà NVL giảm kịch kim. Gần đây có không ít thông tin tạm coi là tích cực từ phía doanh nghiệp, nhưng có lẽ chưa đủ đô để NĐT bắt đáy, thậm chí lần bắt đáy hụt trước có lẽ còn khiến nhiều người chưa hết sợ.
MWG vừa có họp trực tuyến giữa Tổng giám đốc và các chuyên gia phân tích và quỹ, trong đó nội dung chủ yếu liên quan đến khó khăn hiện tại và triển vọng thị trường bán lẻ, tuy vậy sáng nay cổ phiếu này rớt hơn 3% ngay khi mở cửa, tiếp tục dò đáy 1 năm, thậm chí sắp về đáy của… 2 năm. Các mã khác của nhóm bán sỉ-lẻ các sản phẩm công nghệ như FRT, DGW cũng đều giảm giá tương tự.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận