Nhận định về kết quả kinh doanh ngành chứng khoán
Cập nhật đến sáng ngày 21/10, đã có 77 công ty chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024.
Ngôi vị quán quân lợi nhuận quý 3/2024 tiếp tục thuộc về TCBS với mức lãi trước thuế 1.097 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với quý 3/2023. Đây là khoản lãi nghìn tỷ duy nhất trong kỳ này của nhóm chứng khoán. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, LNTT đạt 3.869 tỷ đồng, tăng mạnh 80% so với cùng kỳ và hoàn thành 105% kế hoạch cả năm. Lãi ít hơn nhưng đà tăng trưởng tích cực là SSI và VPS với LNTT quý 3 lần lượt đạt 937 tỷ (tăng 11% so với cùng kỳ) và 820 tỷ (tăng 147%). Ngược lại, VNDirect ghi nhận LNTT quý 3 giảm 21% so với cùng kỳ xuống 620 tỷ đồng, nâng khoản lãi 9 tháng lên 1.813 tỷ đồng, tăng 22%. Mức tăng trưởng bằng lần khá hiếm hoi trong quý 3, có thể kể tới là Chứng khoán Tiên Phong (LNTT quý 3 tăng 132% lên 166 tỷ), Chứng khoán LPBank (LNTT tăng 273% lên 33 tỷ).
Nhiều tên tuổi lớn ghi nhận lợi nhuận đi lùi so với cùng kỳ năm trước. Chứng khoán VCBS ghi nhận LNTT quý 3 giảm 11% so với quý 3/2023 xuống 164 tỷ đồng; Chứng khoán KIS ghi nhận LNTT giảm 27% xuống 132 tỷ; Chứng khoán FPT giảm lãi phân nửa so với cùng kỳ năm trước, còn 103 tỷ; Chứng khoán BSC đạt 94 tỷ LNTT quý 3, giảm 38%.... Chứng khoán APG là cái tên thua lỗ lớn nhất trong quý 3/2024. Công ty không có lãi từ tài sản FVTPL, nhưng lỗ từ tài sản FVTPL lên tới 16-0 tỷ. Kết quả, APG báo lỗ tới 148 tỷ đồng, xoá tan thành quả lợi nhuận nửa đầu năm, lỗ 9 tháng đạt 86 tỷ. Ngoài ra còn có Chứng khoán Everest (-35 tỷ), Chứng khoán Asean (-17 tỷ), Chứng khoán Tân Việt (-14 tỷ), Chứng khoán Phú Hưng (-13 tỷ)...
Tổng lợi nhuận trước thuế nhóm chứng khoán trong quý 3/2024 đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm gần 15% so với quý 2 liền trước. Kết quả này cũng ngắt chuỗi 2 quý liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng dương so với quý trước.
=> Nguyên nhân có thể đến từ sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng khi mốc 1300 điểm vẫn chưa thể bị phá vỡ tạo tâm lý chán nản cho Nhà Đầu Tư. Nhưng trước các nới lỏng trên thế giới về chính sách điều hành kinh tế, thì sự tích cực dường như đang xuất hiện trở lại. Vì vậy, trong các tháng cuối năm thanh khoản thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ cải thiện dần tạo ra nguồn thu phí giao dịch đồng thời thúc đẩy hoạt động cho vay margin. Đây là 2 nguồn thu chính đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán bên cạnh hoạt động tự doanh và IB.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận