MIG- Động lực nào cho ngành bảo hiểm
Điểm mua: Vượt 33 điểm mua đủ ( Vượt đỉnh)
Tuy không phải nhóm ngành nổi bật trên thị trường, song cổ phiếu bảo hiểm có được sức hấp dẫn khi các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm đến những nhóm ngành có sức chống chịu cao trong môi trường lạm phát và lãi suất tăng.
+ Lãi suất gia tăng
Những tín hiệu mới đây cho thấy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh nhu cầu tăng nhanh lãi suất và có thể lên cao hơn ngưỡng mà thị trường dự báo nhằm "dập tắt" lạm phát.
Việc lãi suất rục rịch tăng cũng là một tín hiệu tích cực cho cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi nguồn thu nhập của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu đến từ việc đầu tư trái phiếu và lãi suất gửi ngân hàng. Vì vậy, khi lãi suất tăng, các công ty trong ngành sẽ có cơ hội hưởng lợi đáng kể.
+ Hưởng lợi từ sự hồi phục của kinh tế
Trong năm 2022, ngành bảo hiểm sẽ hưởng lợi từ hồi phục kinh tế giúp cải thiện lợi nhuận tài chính. Đánh giá cao triển vọng tăng trưởng khi đại dịch Covid-19 đi qua, ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ nhanh chóng quay trở lại mức tăng trưởng trung bình 15% trong giai đoạn trước, trong khi bảo hiểm nhân thọ vẫn giữ được mức tăng trưởng cao 25 -30%/năm.
+ Luật bảo hiểm mới 2023 có hiệu lực
Những quy định mới trong dự thảo luật khi được ban hành sẽ cho phép các doanh nghiệp (DN) tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đổi mới mô hình tăng trưởng do chủ động lựa chọn loại hình, phương thức kinh doanh phù hợp với năng lực, đa dạng hóa các phương thức kinh doanh, tiết giảm chi phí do đơn giản hóa thủ tục hành chính và chủ động trong hoạt động kinh doanh; từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận