Lý thuyết DOW
Dow tên đầy đủ là Charles H.Dow (1851-1902), là sáng lập của tờ báo Wall Street Journal; là người khởi xướng ra trường phái phân tích kỹ thuật bằng sự ra đời cùa lý thuyết Dow, và là người đầu tiên đưa ra chỉ số trung bình Dow Jones.
Lý thuyết Dow ngày nay được hoàn thiện và phát triển bởi ba nhân vật:
- William Hamilton (1922), “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán).
- S.A Nelson (1903), “The ABC stock Speculation” (Bài học vỡ lòng về đầu cơ cổ phiếu).
- Robert Rhea (1932)
* 6 nhận định cơ bản của Lý thuyết Dow:
1. Phần lớn các chứng khoán tuân theo xu hướng cơ bản của thị trường tức là xu hướng của “chỉ số giá bình quân” - phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường.
2. Thị trường có 3 sự chuyển dịch: Sự dịch chuyển chính: (primary movement), những phản ứng thứ cấp: (secondary reaction), những sự dịch chuyển nhỏ: (minor movements)
Sự dịch chuyển chính: kéo dài từ nhiều tháng đến vài năm với 2 dạng: thị trường con bò (Bullish) là thị trường tăng và thị trường con gấu (Bearish) là thị trường giảm.
Những phản ứng thứ cấp: Là sự sụt giảm đáng kể trong thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá đáng kể trong thị trường đầu cơ giá xuống, Khoảng cách dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33%-66% (1/3 đến 2/3) so với luồng dịch chuyển trước đó, kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng.
Sự chuyển dịch nhỏ: không quan trọng, chính là sự biến động giá theo ngày
3. Mỗi luồng vận động chính thường xảy ra trong ba giai đoạn riêng biệt.
4. Giá xác định xu hướng của thị trường
Giai đoạn bán căng thẳng (Distress selling): đây là giai đoạn công chúng bán tháo trong căng thẳng do khó bán được dù là cổ phiếu tốt.
Giai đoạn sụt giảm lợi nhuận (Decreasing Earnings): LN của các công ty sụt giảm; công chúng tham giá bán cổ phiếu do nhận được những thông tin xấu từ lợi nhuận của các công ty.
Giai đoạn mất đi hy vọng (Abandonment of hopes): thể hiện ở hành động phân phối (distribution phase) có hiểu biết của một số nhà đầu tư, chóng lại ý kiến chung của cả thị trường, do không còn hy vọng giá tăng nữa.
Thị trường giá lên:
Bắt đầu khi xuất hiện một đáy cao hơn và sau đó là một đỉnh cao hơn.
Kết thúc khi ta thấy xuất hiện một đỉnh thấp hơn và một đáy thấp hơn.
Thị trường giá xuống:
Bắt đầu khi ta thấy xuất hiện một đỉnh thấp hơn và sau đó là một đáy thấp hơn.
Kết thúc khi ta thấy xuất hiện một đáy cao hơn và sau đó là một đáy cao hơn.
5. Các hai chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt phải khẳng định xu hướng thì xu hướng đó mới xác thực.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng cho VN-Index và HASTC-Index tức là cả 2 chỉ số đều tăng thì mới xác định xu hướng tăng và ngược lại.
6. Khối lượng giao dịch là một bằng chứng hỗ trợ cho xu hướng giá.
Khối lượng giao dịch phải tăng cùng với xu thế cở bản của thị trường
Trong một xu thế tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng cao hơn và giảm khi giá giảm.
Trong một xu thế giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi phục hồi
Lý thuyết Dow chính là nền tảng cơ bản của Phân tích kỹ thuật, xuất phát từ Giá và Khối lượng, nắm vững kiến thức và áp dụng hiệu quả trong đầu tư.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận