Kinh tế vĩ mô: Những vấn đề về thanh khoản hiện tại mà bạn không thể không biết
Ở một bài viết trước mình đã chia sẻ về khái niệm "thanh khoản" và phân tích những tác động xấu của sự "thiếu hụt thanh khoản", sau bài viết đó nhận mình đã nhận được khá nhiều tương tác và các góc nhìn thú vị của mọi người.
Có 1 câu hỏi rất hay của 1 bạn mình xin phép dấu tên có hỏi : Thực trạng thanh khoản dòng tiền của toàn nền kinh tế nói chung cũng như thị trường tài chính nói riêng bây giờ ra sao ?. Câu hỏi này nhận được rất nhiều quan tâm của mọi người vậy nên hôm nay mình sẽ làm thêm 1 bài viết nữa về chủ đề "thanh khoản" để gửi tới mọi người, hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người có câu trả lời.
Thanh khoản rất quan trọng với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, hiểu 1 cách đơn giản chúng ta có công thức sau: Cung tiền x Vòng quay tiền (Thanh khoản) = GDP. Nhìn vào công thức này ta có thể thấy thanh khoản là 1 trong những cấu phần quan trọng và tác động trực tiếp đến GDP của 1 quốc gia nói chung hay sự vận động bình thường của thị trường tài chính nói riêng. Dưới đây là những vấn đề về thanh khoản hiện tại bạn nên biết nhé:
Vấn đề 1:
Các ngân hàng đồng loạt phòng thủ bằng cách tăng lãi suất để thu tiền về do lo ngại nợ xấu. Từ đó khiến áp lực vay nợ và trả lãi suất của doanh nghiệp tăng lên trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn do nhu cầu giảm. Khi doanh nghiệp gặp khó thì sẽ kéo theo các hệ quả xấu như thu ngân sách giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bên cạnh đó các tài sản tài chính sẽ giảm mạnh trong môi trường lãi suất tăng hay chi phí sử dụng đồng tiền tăng lên như (Bất động sản, Chứng khoán, Trái phiếu..) .Đặc biệt là Bất động sản, đây là 1 ngành đóng góp rất lớn vào GDP - một ngành xương sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn, sẽ kéo theo 270 ngành phụ trợ đi kèm khó khăn theo điển hình như: Xây dựng và Vật liệu xây dựng...
Vấn đề 2:
Tỷ lệ LDR (Chênh lệch giữa khoản cho vay và huy động) ở các ngân hàng đã vượt qua mức cho phép của ngân hàng nhà nước SBV, có nghĩa là số tiền cho vay lớn hơn số tiền huy động được. Tỷ lệ này đã bắt đầu vượt quá từ tháng 3 đầu năm nay. Dẫn tới các ngân hàng không còn tiền để cho vay và nếu càng cho vay thêm thì càng vi phạm tỷ lệ này. Từ đó sẽ làm tắc nghẽn dòng tiền trong nền kinh tế cũng như cả trên thị trường tài chính. Giống như mạch máu bị tắc nghẽn, máu sẽ không lưu thông đi nuôi toàn cơ thể được.
Vấn đề 3:
Ngân hàng nhà nước SBV buộc phải rút tiền mạnh thông qua việc bán ra USD và cũng để can thiệp tỷ giá. Hiện tại chỉ số sức mạnh của đồng Dollar DXY đã giảm nhiệt nên vấn đề này tạm thời được kiểm soát. Nếu không kiểm soát được tốt sẽ dẫn đến việc VND bị phá giá. Đồng tiền mất giá sẽ kéo theo lạm phát và bên cạnh đó các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ rút ròng khỏi Việt Nam, điều này rất đáng lo ngại.
Vấn đề 4:
Một bộ phận rất lớn nhà đầu tư mất niềm tin vào trái phiếu và doanh nghiệp nên họ đã rút tiền ra. Khiến doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền khi phải thanh toán các trái phiếu đến hạn nhưng phát hành không thành công vì không ai mua. Buộc họ phải rút các khoản tiền gửi nếu có ra để xoay vòng tiền. Hệ quả là sẽ làm tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh khoản, tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm và tệ hơn là sẽ không vượt được giai đoạn khó khăn này, nguy cơ phá sản là có.
"Bài viết dựa trên góc nhìn cá nhân và chúng tôi không chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư đúng hay sai của quý NĐT. Chúc mọi người gặt hái nhiều thành công từ thị trường chứng khoán - HTG INVESTMENTS"
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận