24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chứng Khoán và Đời Sống Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá bán điện tăng giúp cứu vãn LN nhóm nhiệt điện

Sản lượng các công ty nhiệt điện giảm mạnh do giá than tăng và nguồn cung hạn chế.

Tuy vậy, Nhiệt điện Hải Phòng (HND) và Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) vẫn ít bị ảnh hưởng bởi các công ty cùng ngành. Tác động của giá than tăng đã được hấp thụ hoàn toàn nhờ giá bán điện tăng. Tuy sản lượng quý 2 giảm 330 triệu kWh n/n, giá bán điện tăng cao và việc giãn khấu hao một số tài sản giúp LNST của HND tăng mạnh 49% n/n.

LNST của QTP cũng tăng trưởng tích cực 30% n/n dù doanh thu giảm nhẹ 2% n/n.

Ngược lại, tuy doanh thu của Nhiệt điện Phả Lại (PPC) hưởng lợi (+6% n/n) nhờ giá bán tăng, công ty không còn nhận được lãi cổ tức từ HND và PPC và lãi tiền gửi giảm xuống còn 6.8 tỷ. Việc này khiến doanh thu tài chính giảm 97% n/n và giáng 1 đòn nặng nề lên công ty khi LNST giảm mạnh 38% n/n, chỉ còn 74.8 tỷ đồng.

Doanh thu của EVNGENCO 3 (PGV) giảm nhẹ 6% n/n. Do khó khăn chung của thị trường nhiên liệu than, sản lượng của Vĩnh Tân 2 giảm mạnh -37% n/n, chỉ còn 1.45 tỷ kWh. Việc các nhà máy điện khí Phú Mỹ và thủy điện Buôn Kuốp được huy động cao cũng giúp KQKD của PGV được cải thiện phần nào. Tuy vậy, chi phí tài chính tăng cao, nhất là 473 tỷ đồng tăng thêm từ lỗ tỷ giá đã khiến LNST công ty mẹ của PGV giảm mạnh 52% n/n

Giá bán điện tăng giúp cứu vãn LN nhóm nhiệt điện

Dù giá khí tăng, sản lượng của Nhơn Trạch 2 (NT2) vẫn tăng lên 1,181 triệu kWh (+24% n/n) nhờ vị trí gần vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam và nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Q2/21 là một quý tồi tệ với NT2 khi sản lượng giảm mạnh do COVID 19 và cạnh tranh từ NLTT, giá khí tăng nhưng giá bán điện trung bình (TB) lại giảm. Sang đến Q2/22, giá bán điện tăng cùng việc công ty đã hoàn trả xong các khoản vay nước ngoài từ Q2/21 giúp LN công ty tăng bằng lần, đạt mức 365 tỷ đồng (+14 lần n/n).

LNST của PV Power (POW), công ty mẹ của NT2 ghi nhận mức giảm sâu 51% n/n dù doanh thu vẫn tăng nhẹ 13% nhờ giá bán tăng. Các nhà máy chủ lực như Vũng Áng 1 và điện khí Cà Mau 1&2 đều hoạt động cầm chừng do sự cố kỹ thuật và nguồn cung khí khan hiếm, khiến sản lượng của POW tụt xuống 3,491 triệu kWh (-28% n/n).

Thủy điện được kỳ vọng tiếp tục tỏa sáng trong Q3/22

Theo IRI, khả năng xảy ra Nina tạm thời suy yếu trong T7 và mạnh trở lại từ T8 – T10 với xác suất 68%, kéo dài cho đến mùa đông với xác suất khá cao, 63-70%. Từ cuối T5 đến đầu T6, thủy điện liên tục được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và thậm chí là 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia (NCHMF), hiện tượng La Nina thông thường kéo dài 2 năm tuy nhiên, lần này đã diễn ra gần 3 năm. Dự báo trong năm nay sẽ có 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhất là khu vực miền Bắc và miền Trung

Thủy văn dồi dào sẽ tác động tích cực đến các nhà máy thủy điện ở các khu vực này như VSH, CHP, SBA, REE, TBC…

Tại khu vực miền Trung, sức gió sẽ được cải thiện dần từ T11/2022 cho đến tháng 2 năm sau do tác động của các cơn bão và gió mùa Đông Bắc, các công ty điện gió sẽ hưởng lợi trong thời gian này.

Nhiệt điện phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt từ thủy điện và NLTT trong giai đoạn cuối năm.

 Tuy nhiên, NLTT bộc lộ nhược điểm thiếu sự ổn định khi điện gió chỉ thường xuyên phát được 2,000MW/ ngày trong tháng 4 và 5, chỉ bằng một nửa công suất lắp đặt còn điện mặt trời chỉ hiệu quả trong 4-5 giờ/ ngày.

Với lợi thế gần các trung tâm kinh tế như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… và giá bán điện cao cùng sản lượng điện khôi phục so với cùng kỳ,chúng tôi tin rằng NT2 vẫn có kết quả tích cực trong 2H22 từ mức nền thấp của 2021. Điện khí vẫn là một nguồn cung điện ổn định, phù hợp cho nhu cầu công nghiệp hơn NLTT. Cũng cần nhắc lại rằng, doanh thu và sản lượng của NT2 trong 2H21 bị suy giảm nặng nề do tác động từ phong tỏa kinh tế và hoạt động sửa chữa, tiểu tu nhà máy

Chờ đợi chính sách cho các dự án NLTT chuyển tiếp

Dự thảo Quy hoạch điện 8 (QHĐ 8) mới chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn sẽ là cơ hội cho các dự án điện gió. Việt Nam sẽ không phát triển mới nhiệt điện than từ năm 2030 và công suất điện mặt trời hầu như giữ nguyên so với hiện tại cho đến 2030. Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi dự kiến đạt 7,000MW và điện gió trên bờ, gần bờ dự kiến tăng thêm 30%. NLTT kỳ vọng sẽ chiếm gần 50% tổng công suất lắp đặt cho đến 2045.

Hiện tại có gần 3,500MW điện gió (thuộc 62 dự án) và 452MW điện mặt trời đã ký hợp đồng mua bán điện nhưng chưa kịp COD đúng hạn để được hưởng giá FiT ưu đãi. Các dự án “chuyển tiếp” này chưa được bán điện hoặc tạm hoãn việc xây dựng do chưa xác định được giá bán điện.

Chúng tôi kỳ vọng chính sách cho các dự án chuyển tiếp này và QHĐ 8 sẽ chính thức được thông qua trong 2H22. Theo đó, trong tương lai gần, các công niêm yết có dự án chuyển tiếp như GEG, BCG…sẽ được hưởng lợi. Về dài hạn, các công ty thầu xây lắp các dự án điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi như PC1, PVS… cũng được hưởng lợi.

Tư vấn đầu tư, cơ cấu danh mục miễn phí, đồng hành cùng nhà đầu tư: Anh Quân

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
28.25 (0.00%)
19.10 (0.00%)
22.30 -0.10 (-0.45%)
51.00 (0.00%)
11.40 -0.05 (-0.44%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả