24HMONEY đã kiểm duyệt
13/09/2022
Được và mất theo biến động giá dầu
Được và Mất theo biến động giá dầu
1. Cổ phiếu dầu khí nóng trở lại
Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây, thông tin dự báo về một cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu xuất hiện dày đặc. Trong khi đó, châu Á - thị trường khí đốt lớn - cũng đang cạnh tranh để có được các nguồn cung tương tự. Điều này là cơ sở cho các dự báo giá khí đốt sẽ ở mức cao trong ít nhất vài tháng tới.
2. Động lực từ Lô B Ô Môn, nhưng cần thời gian để phản ánh
Có những nhận định cho rằng, dự án Lô B Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong các năm tới.
- PVD sẽ hưởng lợi nhiều nhất nhờ khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, PVD lại thiếu giàn khoan phù hợp nhất để thực hiện dự án này. Nhiều khả năng Công ty sẽ phải thuê ngoài và đầu tư hoặc sử dụng/hoán cải giàn cũ của mình để phù hợp với dự án.
- PVC, PVS: cũng nằm trong nhóm được hưởng lợi. Với PVC, cơ sở là doanh nghiệp này chuyên cung cấp các dung dịch khoan hỗ trợ hoạt động khoan và khai thác dự án, trong khi PVS có khả năng trúng thầu kho chứa FSO.
- PVB (theo cơ chế được Nhà nước chấp thuận thì PVB là nhà cung cấp dịch vụ bọc ống cho dự án, giá trị gói thầu này dự kiến từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng và thi công trong vòng 16 - 20 tháng).
Ở khâu hạ nguồn, chủ yếu là phần việc liên quan đến các nhà máy điện, hưởng lợi trực tiếp dự kiến là các nhà thầu nước ngoài, còn các doanh nghiệp trong nước như PXS, PVS vẫn chưa đủ năng lực để làm tổng thầu nhà máy điện, mà mới dừng ở vai trò thầu phụ ở các dự án này.
Triển vọng dài hạn là vậy nhưng sẽ cần có độ trễ để phản ánh lên hoạt động của các doanh nghiệp, với kế hoạch đón dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2025. Theo đó, giai đoạn 2024 - 2025 là thời điểm dự án Lô B Ô Môn thể hiện lên trên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
3. Rủi ro biến động giá dầu
Quay trở lại với câu chuyện kỳ vọng của nhà đầu tư về sóng cổ phiếu dầu khí trước lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu trầm trọng hơn trong những tháng cuối năm.
- NT2 thu hút trước thông tin nhu cầu sử dụng điện tăng và đặc biệt là thiếu điện, giá bán điện ở các thị trường trên thế giới tăng cao. Rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu NT2 cần chú ý là giá dầu tăng mạnh sẽ kéo theo chi phí đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá bán điện; đồng thời, giá bán cao sẽ làm giảm tính cạnh tranh của nhà máy so với các nhà máy thủy điện có giá vốn thấp. Hiện đầu vào của Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 sử dụng nguồn nguyên liệu chính là khí tự nhiên và nguyên liệu dự phòng là dầu DO. Nhơn Trạch 2 đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho phép Công ty chuyển những rủi ro của chi phí nguyên liệu vào giá bán điện (như giá khí, chi phí lãi vay, khấu hao và chi phí lao động), giúp Công ty giảm bớt rủi ro về biến động giá đầu vào. Công ty sẽ đối mặt với các thách thức khi giá khí đầu vào tăng cao, nguồn năng nlượng tái tạo tăng liên tục làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả trong thị trường điện…
- DCM và DPM đã tăng mạnh mẽ trong thời gian qua, phản ánh trước thông tin giá urê tăng, nhiều nhà máy ở châu Âu dừng sản xuất vì giá khí đốt cao kỷ lục và triển vọng kết quả hoạt động quý III khả quan. Giá urê tại Trung Quốc vẫn đang tăng, các nhà đầu tư đang kỳ vọng, hiện tồn kho của DCM cao, nên khi quý IV, nhu cầu nhập khẩu u-rê của Trung Quốc bắt đầu tăng thì doanh nghiệp này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hơn. Với các thông tin này, dòng tiền đầu cơ vẫn đang khá ưa thích DCM.
Bình luận