DN nào sẽ hưởng lợi khi Quốc hội bấm nút thông qua đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao?
Các công ty cung cấp vật liệu xây dựng, sắt thép, các nhà thầu xây dựng hay ngân hàng có thể là bên hưởng lợi đáng kể khi dự án Đường sắt cao tốc ưu tiên cho doanh nghiệp nội.
Theo báo cáo của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tổng mức đầu tư cho giai đoạn này ước tính khoảng 29,1 tỷ USD. Với mức đầu tư lớn, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
Cụ thể, ngành thép dự kiến hưởng lợi nhiều nhất từ dự án, đặc biệt là khi Chính phủ ưu tiên sử dụng thép sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp thép lớn như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sẽ được hưởng lợi nhờ vào lợi thế từ các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) và nhà máy Dung Quất 2, qua đó mở rộng năng lực sản xuất.
Với ngành đá, Chứng khoán Yuanta kỳ vọng các doanh nghiệp như CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), CTCP Vật liệu Xây dựng Vĩnh Long (VLB) và CTCP Hóa An (DHA) sẽ hưởng lợi nhờ trữ lượng lớn và giấy phép khai thác dài hạn, sẵn sàng cung cấp nguồn đá cho dự án.
Về ngành xi măng, các doanh nghiệp đầu ngành như CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) và CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC) sẽ có cơ hội lớn nhờ vào năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu vật liệu trong giai đoạn triển khai dự án.
Bên cạnh đó, công ty chứng khoán kỳ vọng các nhà thầu trong nước có cơ hội giành các hợp đồng thầu như CTCP Xây dựng Coteccons (CTD), CTCP Fecon (FCN), CTCP Tập đoàn Cienco4 (C4G) và CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV).
Ngoài các ngành vật liệu xây dựng, nhóm ngân hàng cũng được kỳ vọng hưởng lợi từ dự án, đặc biệt là các ngân hàng lớn với chi phí vốn thấp như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) có thể tham gia cung cấp tài chính cho dự án quy mô lớn này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường