menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sao Mai

ĐHĐCĐ Nhựa Tân Đại Hưng: Lợi nhuận quý 1 đạt 5 tỷ đồng

Sáng ngày 15/04/2022, CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cũng như chia cổ tức.

Lợi nhuận quý 1 đạt 5 tỷ đồng, thực hiện 28% kế hoạch

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc lạm phát tăng, chuỗi cung ứng đứt gãy, Công ty có gặp khó khăn gì không, ông Phạm Trung Cang - Phó Chủ tịch HĐQT cho biết: "Kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất đình trệ, những doanh nghiệp xuất khẩu như TPC phải chịu chi phí logistics, chi phí tàu biển tăng khủng khiếp, chưa từng có thông lệ trong 20-30 năm nay".

Trước dịch COVID-19, một đơn hàng đi châu Âu hoặc Mỹ khoảng 2,000-3,000 USD là cao, sau đại dịch, cảng biển không hoạt động nhiều, giải phóng hàng chậm, thêm nữa không loại trừ tính đầu cơ số lượng container rỗng từ phía Trung Quốc, nên giá cước tàu có lúc lên 15,000-20,000 USD/container.

Thêm nữa, chiến sự Nga-Ukraine làm khủng hoảng nhiên liệu tăng cao, giá xăng dầu góp phần làm chi phí logistic thêm tồi tệ, giá cước tiếp tục tăng, vận chuyển nội địa tăng, đẩy tất cả nguyên vật liệu đều tăng. Đây là khó khăn chung cho các doanh nghiệp sản xuất.

Tuy nhiên, TPC cũng phải cố gắng thích nghi, tuy giá cước vận tải, nguyên liệu đều tăng, làm cho khách hàng chưa kịp thích nghi, nên doanh nghiệp phải hy sinh phần lãi để chịu thiệt, sau đó thị trường mới thích nghi dần với giá cả.

TPC là doanh nghiệp xuất khẩu 60-70% sản phẩm, đã có lượng khách hàng lâu năm, cho nên trong hoàn cảnh khó khăn, TPC vẫn có đơn hàng đều đặn, dù có giá cước tăng, Công ty vẫn có thể trao đổi mức giá với đối tác, cho nên trong quý 1/2022 Công ty đã đạt 5 tỷ đồng lợi nhuận, thực hiện 28% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Quý 2 được dự đoán sẽ tiếp tục khó khăn, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa chấm dứt, thì giá nhiên liệu và giá cả vẫn tăng, tiếp tục ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, TPC sẽ tiếp tục cùng đối tác cố gắng vượt qua.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn tương đối may mắn vì chiến tranh thương mại vẫn đang âm thầm tiếp diễn, thay vì một số khách hàng trước nay mua hàng của Trung Quốc, nay lại chuyển sang Việt Nam. Những nguồn hàng chủ lực như gỗ, nhựa... của Việt Nam vẫn tiếp tục xuất đi được do một phần nguồn hàng từ Trung Quốc chuyển hướng sang.

Tồn kho không phải là vấn đề

Về vấn đề hàng tồn kho tại ngày 31/12/2021 hơn 260 tỷ đồng, cổ đông cho là quá cao, ông Phạm Trung Cang giải trình là do vấn đề chuỗi cung ứng gặp khó khăn khi hàng xuất đi, phải để trong hàng tồn kho, khi có container là cho xuất đi, tồn kho lớn là thành phẩm chỉ chờ xuất đi và lượng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2021 đã xuất đi trong tháng 1-2/2022, nên tồn kho không phải là vấn đề.

Tuy nhiên, trước đây Trung Quốc, Ấn độ và Hàn Quốc là 3 nước xuất container rỗng, sau quá trình nhà máy container rỗng của Hàn Quốc và Ấn độ phá sản, nên Trung Quốc độc quyền. Khi dịch COVID-19 xảy ra, Trung Quốc làm giá cước vận tải, gần như giá cước tăng rất lớn. Sau đó, các nước như Hàn Quốc và Ấn độ từ đầu năm đã phục hồi nhà máy sản xuất container rỗng để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc. Thậm chí Việt Nam cũng có Công ty Hòa Phát sản xuất container rỗng, từ đó giúp áp lực độc quyền contaner rỗng của Trung Quốc cũng giảm, giá cước từ 20,000 USD/container giảm xuống còn 8,000-10,000 USD/container. Mức giá này dù vẫn còn cao hơn so với trước dịch, nhưng cũng đã giảm nhiều.

"Hy vọng từ nay đến cuối năm, tình hình vận tải cũng đỡ dần, nhưng thêm chiến sự Nga-Ukiraine làm cho giá xăng dầu tăng, giá cước có thể vẫn chưa thể giảm kịp", ông Cang nói thêm.

Kế hoạch lãi ròng tăng 20% trong năm 2022

Ông Phạm Trung Cang cho biết năm 2022, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư đổi mới, và tăng têm các loại máy móc thiết bị sản xuất mới để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động, nguyên liệu và năng lượng. Công ty sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ với các đối tác, khai thác cơ hội thị trường, thúc đẩy tiếp thị một số sản phẩm tiềm năng ở thị trường nội địa (túi chứa nước ngọt cho các vùng hạn mặn).

TPC đề ra chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu năm 2022 gồm : Tổng sản lượng bao bì đạt 16,599 tấn, tổng doanh thu bao bì đạt 761.3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 18 tỷ đồng.

TPC sẽ tiếp tục đầy mạnh hoạt động tiếp thị tìm kiếm thêm khách hàng mới và tiềm năng. Trong đó, ưu tiên xuất khẩu vải địa kỹ thuật vào Mỹ và Canada. Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng, chú trọng thu thập và phân tích thông tin về xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh để có các chính sách thị trường phù hợp và hiệu quả. Tăng thị phần ở những khách hàng cũ với những khách hàng thanh toán tốt và đầy tiềm năng. Linh hoạt trong việc đàm phán về giá (chính sách giá hợp lý để ưu tiên nhận đơn hàng có số lượng lớn). Ưu tiên máy sản xuất cho những khách hàng lớn để đáp ứng nhanh những đơn hàng gấp, đột xuất.

Ngoài ra, TPC sẽ tìm thêm đơn vị gia công vải dệt, để đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến của khách hàng khi vào mùa vụ hoặc những tháng cuối năm.

Lãi ròng 2021 giảm 30%

Năm 2021, TPC ghi nhận gần 896 tỷ đồng doanh thu, tăng 3% so với năm 2020. Ngược lại, lãi ròng giảm 30%, chỉ còn hơn 15.2 tỷ đồng, thực hiện được 76% kế hoạch năm. Tuy nhiên, các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu bán hàng đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

TPC cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến thị trường xuất khẩu sụt giảm, khan hiếm container để xuất hàng, giá cước vận chuyển quốc tế tăng phi mã, Công ty phải chia sẻ với khách hàng chịu thêm một phần chi phí giá cước thì mới xuất được hàng để có đồng ngoại tệ thu về trả nợ tiền mua nguyên vật liệu sản xuất xuất khẩu, duy trì sản xuất, người lao động có việc làm thường xuyên.

Cùng với đó, chi phí bán hàng năm 2021 tăng gần 43% so với năm 2020 do trong năm Công ty có những đơn hàng bán hàng xuất khẩu giá CIF, chi phí cước tàu tăng vọt gấp 6 lần so với giá cước từ đầu năm 2021, cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận.

ĐHĐCĐ Nhựa Tân Đại Hưng: Lợi nhuận quý 1 đạt 5 tỷ đồng
Nguồn: ViestockFinance. ĐVt: Tỷ đồng

Đại hội cũng thông qua tờ trình về việc chi gần 15.8 tỷ đồng để trả cổ tức 2021 cho cổ đông tỷ lệ 7% (700 đồng/cp) từ ngày 15-30/06/2022. Với số lượng cổ phiếu đang lưu hành hơn 22.5 triệu cp, TPC sẽ chi gần 15.8 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại