Dấu hiệu tạo đáy- Thiên cơ dần lộ ra
Sau đà điều chỉnh từ vùng 1530 về quanh vùng 1150 , index đã bay gần 25% tương đương gần 380 điểm. Rất nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh 50-80%. Nhà đầu tư đa số đang rơi vào trạng thái chán nản và rời bỏ thị trường. Thị trường đã tạo đáy hay chưa? là câu hỏi của rất nhiều người lúc này. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu tạo đáy của thị trường để có cái nhìn khách quan nhé.
Sau đây là các dấu hiệu tạo đáy:
Chỉ số chung
- Chỉ số thường có 3 giai đoạn giảm trở lên, trong các nhịp phục hồi thì nhịp thứ nhất và thứ 2 thường thất bại.
- Từ đỉnh giá trước khi sụp đổ cao nhất ít nhất phải từ 1,5 tháng trở lên, đa số là 2-3 tháng bắt đầu tích lũy trở lại.
- chỉ số có thể tạo đáy chữ V hoặc chữ W hoặc nền phẳng rồi bùng nổ theo đà, hình thành đáy sau cao hơn đáy trước
- Càng gần vùng đáy thì khối lượng càng lớn kèm theo gia tăng rơi càng nhanh
- Xuất hiện phiên bùng nổ theo đà: Là ngày chỉ số tăng 1-2 % ( tốt nhất là >1.5%) và khối lượng lớn hơn ngày trước đó ( hoặc lớn hơn trung bình)
Chỉ báo hỗ trợ
- BB co thắt, MA hội tụ, RSI, MACD phân kì
- Chỉ số về các vùng hỗ trợ cứng và có tín hiệu đảo chiều
- Chỉ số đo tâm lí nhà đầu tư, hoảng loạn đến chán nản, rời bỏ thị trường.
Nếu bỗng nhiên thanh khoản sau đó tăng mạnh đột ngột thì đó khó có thể coi là dấu hiệu thị trường ngừng rơi mà thông thường chỉ là hiện tượng Dead cat bounce (là hiện tượng thị trường sau những phiên giảm sâu, giá bật tăng trở lại rồi sau đó tiếp tục xu hướng giảm điểm như cũ). Xem minh họa trong đồ thị bên dưới.
Xuất hiện nhóm cổ phiếu dẫn dắt
Nhóm cổ phiếu dẫn dắt phải là nhóm khỏe hơn thị trường chung, mức độ giảm ít hơn và tích lũy lại sớm hơn thị trường chung. Ví dụ: Index vẫn trong nhịp giảm nhưng cổ phiếu đó tạo đáy trước và hồi phục trước .
Nhóm cổ phiếu này sẽ giống như con ngựa đầu đàn, tiên phong đi trước sau đó lan tỏa sức mạnh đến các nhóm ngành khác, tạo ra sự luân phiên tăng giá.
Nhóm dẫn dắt thường là nhóm cơ bản tăng trưởng tốt, ít tính thị trường. Nhóm này sẽ vượt đỉnh trước và thu hút dòng tiền thông minh và cho thấy thị trường đang dần tốt lên.
Tin tức
Sự dịch chuyển của thị trường chứng khoán thể hiện kỳ vọng của giới đầu tư. Sự kỳ vọng này thường có xu hướng ”chạy” trước tình trạng thực tế, vì các thành viên phần đông thường nghĩ đến tương lai và triển vọng tăng trưởng hơn là các bản báo cáo về các thành tích quá khứ của công ty.
Do vậy, nguyên tắc ”Buy on Bad News” luôn được xem là một trong những phương châm đầu tư kinh điển của giới đầu tư. Khi mọi thứ đều quá xấu, nhiều khả năng đáy của thị trường sẽ lộ diện.
Khi tin xấu ra ngập tràn , khủng hoảng kinh tế nhưng giá không giảm nữa. Tỉ lệ margin giảm mạnh, số tài khoản call margin thấp kỉ lục.
Ban lãnh đạo đăng kí mua vào cổ phiếu hoặc mua lại cổ phiếu quỹ, ngân hàng trung ương bơm tiền….
Trên đây là 1 số thống kê về dấu hiệu tạo đáy thường gặp của thị trường, và mang tính chất tương đối, nhà đầu tư hãy phân tích và so sánh nó với thực trạng thị trường hiện tại để đưa ra hành động nhé. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận