Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản bứt phá, VN-Index bật tăng nhẹ
Trong khi đó, BID, GAS, MWG, HPG, GVR... là những mã tác động xấu nhất tới thị trường ngày 19/8. Ngoài ra, cổ phiếu "họ FLC" cũng giảm sàn sau thông tin xấu.
Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 17/8, nhóm cổ phiếu thủy sản biến động theo chiều hướng tích cực. Một số mã tăng điểm là IDI, ANV, VHC, ACL, CMX... Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn như GAS, MBB, VRE, NVL, BVH, VHM… cũng đồng loạt tăng giá và góp phần giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, vẫn có một số cổ phiếu lớn khác có biến động đi ngang hoặc giảm nhẹ nên lực đẩy đến các chỉ số còn khiêm tốn. Trong đó, PLX, SAB, VCB, HPG, HVN... đều chỉ đứng ở mốc tham chiếu.
Các chỉ số vẫn bật tăng song càng về cuối phiên sáng áp lực bán càng tăng mạnh. Đà tăng của VN-Index bị thu hẹp lại đáng kể. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index đứng ở mức 1.276,63 điểm, tương ứng tăng 1,94 điểm. Tổng giá trị khớp lệnh trên thị trường và riêng tại sàn HoSE đều tăng so với phiên sáng hôm qua.
Sang đến phiên giao dịch chiều, diễn biến giống phiên sáng lại lặp lại. Thời gian đầu, các chỉ số nhanh chóng vượt lên trên tham chiếu song càng về cuối phiên các chỉ số càng bị thu hẹp bởi áp lực bán tăng mạnh. VN-Index hạ nhiệt về cuối phiên, chủ yếu đến từ việc điều chỉnh giảm của nhóm cổ phiếu như bia và đồ uống, dầu khí, thép, hóa chất, vận tải...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,59 điểm, tương ứng 0,05% lên 1.275,28 điểm. Toàn sàn có 189 mã tăng, 247 mã giảm và 82 mã đứng giá, HNX-Index giảm 0,43 điểm, tương ứng 0,14% xuống 302,59 điểm. Toàn sàn có 81 mã tăng, 121 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,23 điểm, tương ứng 0,25%.
VIC là mã tác động tích cực nhất tới phiên giao dịch ngày 17/8. Mã này tăng 2,12% với 2,2 triệu mã được sang tay. Một số mã vốn hóa lớn cũng tăng mạnh và tác động tích cực đến chỉ số là MSN, NVL, VNM, BCM...
Tại nhóm bất động sản, nhiều mã ghi nhận tỉ lệ tăng giá cao như HDC tăng kịch trần, LDG tăng 4,1%, DXG tăng 3,8%, PDR tăng 3,3%, SCR tăng 2,4%, VPH tăng 2,3%, DIG tăng 2,2%, CII tăng 2%, CEO tăng 2%... Cùng chiều, các mã như NLG, VRE, KDH, HQC, HDG, VHM, AGG, DXS... đều tăng trên dưới 1%.
Nhóm ngân hàng tiếp tục phân hóa với PGB, MBB, HDB, VAB, SGB, TCB, MSB, VPB, ACB, CTG, TPB... tăng giá trong khi NVB, VBB, ABB, BVB, BID, LPB, OCB, STB, SHB... chìm trong sắc đỏ.
Những mã tác động xấu đến phiên ngày 17/8 còn có GAS, MWG, GVR, HVN, PLX…
Nhóm cổ phiếu FLC, HAI, AMD giảm kịch sàn sau thông tin Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE) cảnh báo dừng giao dịch cổ phiếu. Theo đó, qua quá trình giám sát hoạt động, HoSE nhận thấy FLC đến ngày 15/8 vẫn chưa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm nay. Như vậy đã quá 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính 2021. Đồng thời, FLC cũng chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022.
Do vậy, HoSE thông báo sẽ nâng lên diện đình chỉ giao dịch nếu công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin.
HoSE đề nghị FLC có văn bản giải trình về lộ trình tổ chức ĐHĐCĐ thường niên cũng như việc lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 về Sở, trước ngày 19/8.
Trước đó, ROS - mã chứng khoán khác trong hệ sinh thái FLC cũng chính thức bị đình chỉ giao dịch sau khi bị HoSE đưa ra thông tin cảnh báo. ROS bị ngừng giao dịch từ 12/8 đến nay.
Khối ngoại sau 5 phiên mua ròng liên tiếp quay đầu bán ròng hơn 47 tỷ đồng trên sàn HoSE. Cụ thể, khối ngoại giải ngân 888 tỷ đồng và bán ra 935 tỷ đồng. Các mã bị bán nhiều là KBC 71,9 tỷ đồng, VHM 71,1 tỷ đồng, HCM 43 tỷ đồng, VND gần 40 tỷ đồng… Ngược lại, một số mã được mua là HDB 83 tỷ đồng, PDV 53 tỷ đồng, DXG 36,5 tỷ đồng…
Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên ngày 16/8. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 18.093 tỷ đồng, tăng 15%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng gần 15% và đạt 15.482 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, giá trị giao dịch lên tới hơn 6.000 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận