24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nhật Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bất ổn tại Bangladesh, loạt cổ phiếu dệt may bất ngờ "dậy sóng"

Cổ phiếu dệt may bất ngờ dậy sóng trong bối cảnh tình hình chính trị tại Bangladesh bất ổn, thị trường thế giới nhiều biến động và loạt thông tin tích cực từ kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động kinh doanh khởi sắc trong quý 2 vừa qua.

Đơn hàng xuất khẩu dệt may của Bangladesh giảm 25%-40%

Là một trong số các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam, Bangladesh đã vượt qua Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 Thế giới với giá trị hơn 50 tỷ USD trong năm 2023, trong khi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam xếp sau với khoảng 40 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhiều thông tin gần đây đang cho thấy dệt may tại Bangladesh gặp nhiều bất lợi. Như là các cuộc tấn công xảy ra tại các đồn cảnh sát, văn phòng Đảng cầm quyền và các nhà máy may mặc; cuộc biểu tình kêu gọi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức khiến 91 người thiệt mạng;….

Những thông tin về tình trạng bất ổn chính trị, Hiệp hội Nhà máy Dệt Bangladesh đã phải thông báo đóng cửa tất cả các nhà máy thành viên trong ba ngày, theo quyết định của chính phủ về ba ngày nghỉ chung.

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh chứng kiến lượng đơn hàng giảm từ 25 – 40%, đồng thời, do nhu cầu sụt giảm trên toàn thế giới, nhu cầu từ Tây Âu sụt giảm do lạm phát, nhập khẩu từ Nga cũng giảm sâu, giá xuất khẩu cũng đang phải chịu áp lực giảm. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng khí đốt cũng đang là một thách thức Bangladesh đang phải đối mặt.

Trước những thông tin trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá, đây sẽ là một số lợi thế cho ngành dệt may Việt Nam, khi tạm thời năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh giảm sút trong những tháng cuối năm (nhiều dịp lễ), nhiều khách hàng sẽ phải dịch chuyển đơn hàng sang nước khác; niềm tin của khách hàng đối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút,...

Đón nhận những tín hiệu tích cực này, tại sàn, bất chấp thị trường điều chỉnh, quay đầu giảm điểm, nhóm cổ phiếu nhiều doanh nghiệp dệt may đã tận dụng cơ hội, tăng mạnh từ 3 – 6% chỉ trong phiên 8/8 với một loạt cái tên lớn như: TNG (Đầu tư và Thương mại TNG, HNX) tăng 4%, HTG (Dệt may Hòa Thọ, HOSE) tăng 3,17%, TCM (Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công, HOSE) tăng 1,96%, STK (Sợi Thế Kỷ, HOSE) tăng 3,81%,….

Thậm chí cổ phiếu MSH (May Sông Hồng, HOSE) tăng hết biên độ với mức tăng 7% lên mức giá 47.500 đồng/cp.

Đà tăng này tiếp tục được duy trì trong phiên sáng nay (9/8).

Tính từ đầu năm tới nay, nhiều cổ phiếu dệt may có mức tăng ấn tượng, nổi bật nhất là HTG tăng trưởng 42% thị giá kể từ đầu năm tới nay, đang giao dịch tại vùng đỉnh lịch sử. Ngoài ra là TNG tăng 46%, TCM tăng 29%, MSH tăng 27%,...

Kinh doanh ngành dệt may có tín hiệu khởi sắc

Không chỉ nhờ vào diễn biến từ Bangladesh, thực tế, thị trường dệt may Việt Nam những tháng đầu năm 2024 đã cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc.

Tính chung xuất khẩu toàn ngành dệt may 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng xuất hiện tại nhóm dệt may khi vươn lên vị trí đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc cho thị trường Mỹ, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu và tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Nhờ vào đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong quý 2 vừa qua ghi nhận nhiều tích cực.

Điển hình với, Dệt may Thành Công (TCM, HOSE) khi đạt lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 72,3 tỷ đồng, gấp 31,3 lần so với cùng kỳ năm trước là 2,3 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng chỉ tăng nhẹ 18,5% so với cùng kỳ 2023, nhưng nhờ tiết kiệm chi phí giá vốn và chi phí tài chính cùng với doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 39%, đã giúp TCM đạt được kết quả lợi nhuận trên.

Tổng kết 6 tháng đầu năm, TCM đạt 1.781 tỷ đồng doanh thu thuần và 135 tỷ đồng lợi nhuận, tăng lần lượt 12% và 135,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, TCM đã hoàn thành 48% doanh thu và 84% lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch cả năm.

May Sông Hồng (MSH, HOSE) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng trưởng nhẹ 7,31% so với cùng kỳ năm trước, đạt 91,7 tỷ đồng. Mặc dù, doanh thu giảm 13,53%, do một số đơn hàng của công ty đã sản xuất xong nhưng kế hoạch xuất hàng vào đầu tháng 7, cùng với chi phí đầu vào tăng, nhưng lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty tăng cao nên lợi nhuận tại công ty vẫn tăng nhẹ.

Ngoài ra, Dệt may Hòa Thọ (HTG, HOSE) cũng có kết quả quý 2 tăng trưởng mạnh gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 69,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, chủ yếu nhờ vào doanh thu thuần đạt 1.094 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,2% và doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 35,5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
46.00 +0.65 (+1.43%)
24.50 (0.00%)
46.20 -0.05 (-0.11%)
24.30 -0.20 (-0.82%)
52.90 +1.10 (+2.12%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả