menu
24hmoney

Bài của Thủy Phạm

Pro
MÙA ĐÔNG NGÀNH BÁN LẺ- SỨC MUA YẾU DẦN
Nhoma bán lẻ đang được đánh giá là có xu hướng yếu đi, khi chi tiêu của người tiêu dùng đang chậm lại trong bối cảnh xuất khẩu tăng trưởng chậm, lãi suất tăng và đồng VND yếu.
MÙA ĐÔNG NGÀNH BÁN LẺ- SỨC MUA YẾU DẦN. Nhoma bán lẻ đang được đánh giá là có xu hướng yếu đi, khi chi  ...
Xu hướng chi tiêu giảm
Một số nhà bán lẻ phát đi tín hiệu về sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng kể từ tháng 10.
- CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã: MWG) công bố kết quả kinh doanh tháng 10 với sự sụt giảm rõ rệt về nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện thoại di động, trong khi mảng tạp hóa vẫn đang trong giai đoạn phục hồi.
Doanh thu tháng 10 của MWG đạt 10.884 tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước nhưng giảm 10,7% so với cùng kỳ mặc dù bước vào mùa tiêu thụ cao điểm quý IV và chuẩn bị cho các sự kiện lớn như World Cup.
- CTCP Thế giới số (mã: DGW)cũng công bố kết quả sơ bộ tháng 10 cho thấy doanh thu giảm 40% svck do doanh số bán điện thoại thông minh và các sản phẩm điện tử tiêu dùng thấp hơn kế hoạch.
Do đó, một số nhà bán lẻ lớn đang dừng lại hoặc giảm tốc mở rộng kinh doanh, trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế. Theo báo cáo, việc mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang của MWG và Long Châu của FPT Retail (mã: FRT) đã bị trì hoãn/chậm lại kể từ quý III.
Số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh, Circle K cũng có mức giảm so với đầu năm cho thấy sự thận trọng của các chuỗi bán lẻ trước diễn biến thị trường hiện tại. Do đó, các công ty tiêu dùng niêm yết có xu hướng duy trì tình hình tài chính tốt hơn với đòn bẩy thấp và vị thế tiền mặt ròng.
Dự kiến phục hồi nửa cuối năm 2023
Dự tính tiêu dùng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh trong nửa đầu năm 2023 và dần phục hồi đà tăng trưởng kể từ quý III/2023, nhờ tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm lại trong năm 2023 khi lãi suất điều hành Fed dần hạ nhiệt; biến động vĩ mô tại Việt Nam đang dần ổn định, giúp nâng cao niềm tin tiêu dùng của người dân; tiêu dùng phục hồi tại khu vực EU và Hoa Kỳ mang lại đơn hàng cho các khu công nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường bán lẻ Việt Nam hiện tại vẫn tích cực. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng tốt ở mức 25,3% so với cùng kỳ trong tháng 10, phần lớn nhờ mức nền thấp của năm 2021.
Nếu loại trừ yếu tố giá, doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 16,8% so với cùng kỳ, cao hơn cả mức trước đại dịch. Việt Nam đã nối lại các chuyến bay quốc tế từ quý I, doanh thu từ du lịch đã tăng gấp đôi so với năm 2021 và phục hồi tới 78% so với mức trước đại dịch.
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

65.80

+0.20 (+0.30%)

Biểu đồ mã DGW

51.00

+0.30 (+0.59%)

Biểu đồ mã MWG
Xem thêm Xem thêm
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ