🧐🧐🧐Biến động ở Bangladesh, cổ phiếu doanh nghiệp dệt may nào hưởng lợi ???
Biến động ở Bangladesh ít nhiều tác động tới Zara và H&M. H&M, Zara là những mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh. Do đó, nhiều khách hàng đã cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Cuộc xung đột tại Bangladesh thời gian qua đang khiến cho chuỗi cung ứng ngành dệt may tạm thời gián đoạn khi Bangladesh hiện là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 trên thế giới.
Sự kiện bạo động diễn ra tại quốc gia này khiến chuỗi cung ứng ngành dệt may tạm thời bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty may mặc toàn cầu, đặc biệt với các công ty có đặt cơ sở sản xuất tại Bangladesh như H&M, Zara,...
Đối với ngành dệt may trong nước, ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự kiện bạo động tại Bangladesh kể trên khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam có thể đón nhận những đơn hàng dịch chuyển từ quốc gia này. Hiện tại cũng là cao điểm mùa xuất khẩu đối với các mặt hàng may mặc nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm.
Về dài hạn, các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ suy nghĩ đến việc tìm một quốc gia thay thế Bangladesh trong chuỗi cung ứng ngành dệt may bởi tình trạng bất ổn và những rủi ro gián đoạn tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề cao, các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp FDI, cơ sở hạ tầng cũng đang ngày càng hoàn thiện.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước có tỷ trọng đóng góp cao nhất từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT ở mức cao (đây là lợi thế cạnh tranh của Bangladesh) có thể được hưởng lợi từ sự thay đổi này. Thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh sang Hoa Kỳ vẫn giữ ổn định ở mức 7,1% từ năm 2023 đến nửa đầu năm 2024 và Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam (thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ là 15%).
Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hưởng lợi là các doanh nghiệp có năng lực sản xuất đủ để tiếp nhận các đơn hàng mới dịch chuyển sang từ thị trường Bangladesh. Các doanh nghiệp này có tỷ trọng đơn hàng fob cao trong cơ cấu doanh thu kể đến như MSH, TNG.
Do đó, trong số các cổ phiếu dệt may, ngoài mức tăng gần đây của cổ phiếu dệt may trong những ngày gần đây, TNG sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT cao hơn so với các công ty cùng ngành như TCM và MSH.
Trong nửa đầu năm 2024, TNG đã công bố tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là +6% và +30% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo cho biết, kết quả này phản ánh một phần về sự thay đổi trong các đơn đặt hàng được chuyển từ Bangladesh kể từ đầu năm. Trong quý 2/2024, doanh thu của TNG tăng 61% so với quý trước. TNG có đủ đơn đặt hàng cho đến cuối năm và đang đàm phán giá cho các đơn đặt hàng trong năm 2025
Chia sẻ thông tin hữu ích