Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được thành lập năm 2012 và niêm yết trên sàn HOSE năm 2016
Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không .Là đơn vị duy nhất trực tiếp quản lý, điều phối hoạt động và khai thác toàn bộ hệ thống 22 Cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Có thể coi đây là Ngành nghề đặc thù theo dạng độc quyền, tính cạnh tranh cực kỳ thấp, 1 vài thời điểm gần như là không có nên chỉ cần doanh nghiệp vận hành tốt và không gặp tình trạng như Covid thì đây là cỗ máy hái ra tiền
Theo thống kê tháng 11, du khách quốc tế đến VN tăng bất ngờ, đạt 1,7 triệu lượt, tăng 38,8% so với cùng kỳ cao nhất từ đầu năm đến nay
Hàn Quốc và Trung Quốc là 2 quốc gia có lượng khách tới Việt Nam lớn nhất, chiếm tới 47,4%
Trong khí đó, khách du lịch đến từ Trung Quốc hiện chỉ đạt 83% mức trước COVID tại thời điểm này, do đó, vẫn còn dư địatăng trưởng trong tương lai
2. Mở rộng công suất
2 dự án đang chú ý nhất là sân bay quốc tế Long Thành với công suất 50,0 ACV và Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất công suất 20,2 ACV
Trong đấy nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ là kỳ vọng tăng trưởng chính ngay trong năm sau, dự kiến sẽ hoàn trước kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5.2025, sớm hai tháng so với kế hoạch
Khi đi vào khai thác, đây sẽ là nhà ga nội địa lớn nhất cả nước
Còn câu chuyện được chú ý nhất của ACV là Đại Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Dự án gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có thể phục vụ 25 triệu lượt khách, thời gian thực hiện được kéo dài chậm nhất đến 31/12/2026 hoàn thành và đưa vào khai thác.
ACV đã khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào ngày 20/12 và dự kiến hoàn thành vào 02/09/2025
Hiện tại mặt bằng dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra, cách đây 1 năm, sân bay Long thành chính thức được khởi công, sau 1 năm thì đang xây dựng được khoảng 25% nhà ga, gần 30% các công trình như đường cất hạ cánh, đường lăn…
Tính đến 9T/2024, ACV đã rót vào sân bay LT 9520 tỷ, tăng 78% so với đầu năm. Cho thấy tốt độ triển khai dự án đang rất tốt
Rủi ro
Rủi ro trước mắt của thương vụ ACV này có thể kể đến là đồng yên
ACV có khoản vay bằng đồng Yên khoảng 11 nghìn tỷ đồng, nghĩa là khi đồng JPY tăng giá 1% so với VND sẽ dẫn đến khoản lỗ tỷ giá.
Điều này có nghĩa khi Yên giảm, thì ACV sẽ lãi nhờ chênh lệch tỷ giá, ngược lại, khi Yên tăng, ACV sẽ lỗ tỷ giá
Tuy nhiên đây cũng là rủi ro trong ngắn hạn và không ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng trưởng chính của doanh nghiệp, khi doanh thu thuần vẫn tăng và đặc biệt, nếu bóc tách cơ cấu lợi nhuận của ACV, anh chị sẽ thấy loại nhuận thuần cũg tăng, chủ yếu do loại nhuận tài chính kéo xuống
Chia sẻ thông tin hữu ích