24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quỳnh Như
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xuất khẩu thép chính thức cán mốc 10 tỷ USD, cổ phiếu thép “quay xe” sau chuỗi ngày trượt dốc?

Số liệu vừa công bố bởi Tổng cục Thống kê cho thấy, mới sự tăng trưởng thần tốc, mặt hàng thép chính thức bước chân vào câu lạc bộ các mặt hàng giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD...

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành thép sau một thời gian sideway đã lao đầu giảm mạnh trong suốt gần một tháng trở lại đây. HPG giảm 16%; HSG giảm 25%; NKG giảm 23%...

Sự sụt giảm của cổ phiếu ngành thép nguyên nhân chính đến từ tăng trưởng lợi nhuận nhóm này đã giảm đáng kể trong quý 3 vừa qua sau một thời gian bứt tốc. Dù hầu hết các doanh nghiệp đều báo lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại sụt giảm đáng kể so với quý 2/2021. Tuy nhiên, có nhiều triển vọng cho cổ phiếu nhóm này trong cuối năm 2021.

XUẤT KHẨU THÉP CHÍNH THỨC CÁN MỐC 10 TỶ USD

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 11 tháng năm 2021, Việt Nam ghi nhận 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%, trước đó nhiều năm Việt Nam chỉ có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

7 mặt hàng này bao gồm: Điện thoại và Linh kiện 51,9 tỷ USD. Điện tử, máy tính và linh kiện 45 tỷ USD. Máy móc thiết bị và dụng cụ khác 33,6 tỷ USd. Dệt may 28 tỷ USD, Giày dép 15,5 tỷ USD, Gỗ và sản phẩm từ Gỗ 13,2 tỷ USD.

Ấn tượng nhất là thép, với sự tăng trưởng thần tốc, mặt hàng thép chính thức bước chân vào câu lạc bộ các mặt hàng giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD. 11 tháng năm 2021, Thép chính thức cán mốc xuất khẩu 10,8 tỷ USD và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ cao nhất, đạt 129,8%. Trong khi các mặt hàng còn lại trung bình 10-20%. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 10,4 tỷ sắt thép, tăng trưởng 42,7%.

Xuất khẩu thép chính thức cán mốc 10 tỷ USD, cổ phiếu thép “quay xe” sau chuỗi ngày trượt dốc?
​​Nguồn: SGO.

Xuất khẩu sắt thép từ đầu năm nay gặp nhiều thuận lợi khi nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường gia tăng rất mạnh. Từ đầu năm 2021, thị trường đã chứng kiến ​​sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến ​​về nhu cầu thép, nhờ đó xuất khẩu tăng phi mã, đặc biệt với những doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn như Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Hoa Sen. Động lực tăng trưởng đến chủ yếu từ việc xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ, và các nước ASEAN, Trung Quốc.

Thống kê từ Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê cho thấy, xuất khẩu thép luôn tăng trưởng mạnh theo từng tháng trong thời gian gần đây. 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu thép đạt 3,6 tỷ USD tuy nhiên, đến tháng 11, giá trị xuất khẩu thép tăng 3 lần, đạt 10,8 tỷ USD.

Dự báo xuất khẩu thép những tháng cuối năm 2021 còn nhiều triển vọng tốt nữa bởi việc thiếu hụt nguồn cung thép - xi măng tạm thời từ Trung Quốc. Vấn đề về thiếu cung cấp điện đã kéo sản lượng thép của Trung Quốc giảm trong tháng đầu tiên của quý cuối cùng năm 2021 và có thể sẽ tiếp tục sang quý đầu năm mới do việc cắt giảm sản lượng trong mùa đông sắp tới.

Ngoài việc cắt điện, cắt giảm sản lượng vào mùa đông dự kiến từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 3, sẽ yêu cầu các nhà máy thép ở các thành phố lớn ở Hà Bắc, Sơn Tây, Hà Nam và Sơn Đông “về nguyên tắc” giữ sản lượng thép thô của họ ở mức thấp hơn 30% so với một năm trước để giảm khói bụi mùa đông.

Một số nguồn tin nhà máy ở miền bắc Trung Quốc dự kiến ​​việc cắt giảm sản lượng mùa đông sẽ được thực hiện nghiêm ngặt hơn nhiều so với những năm trước, để đảm bảo chất lượng không khí tốt xung quanh Thế vận hội mùa đông diễn ra từ ngày 4 – 20/2/2022.

Xuất khẩu thép chính thức cán mốc 10 tỷ USD, cổ phiếu thép “quay xe” sau chuỗi ngày trượt dốc?
C​​ác thị trường nhập khẩu thép.

Việc thiếu hụt nguồn cung tạm thời của Trung Quốc là "niềm vui" cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thép của Việt Nam. Trong đó, HPG sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi lớn chính nhờ tỷ trọng xuất khẩu thép xây dựng sang thị trường này. Còn các doanh nghiệp tôn mạ sẽ được hưởng lợi gián tiếp khi áp lực cạnh tranh từ tôn mạ Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.

TIÊU THỤ NỘI ĐỊA PHỤC HỒI MẠNH

Đó là triển vọng xuất khẩu, còn tại thị trường nội địa, sau một thời gian tiêu thụ chững lại trong quý 3 vừa qua do các đợt giãn cách xã hội vì Covid-19, tiêu thụ thép quay đầu tăng trưởng mạnh.

Số liệu từ Hiệp hội thép cho thấy, sản lượng sản xuất thép tháng 10 đạt mức 2,65 triệu tấn, tăng 17.9% so với tháng 9 và tăng 11,1% so với cùng kỳ. Trong đó, thép xây dựng (895,276 tấn) hồi phục mạnh mẽ trong tháng 10 với tăng trưởng 40,5% tháng trước và +1,5% năm ngoái. Ống thép tăng mạnh 56,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 13% so với năm ngoái.

Sản lượng tiêu thụ tháng 10 hồi phục ở mức 2,47 triệu tấn, trong đó, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa hồi phục mạnh mẽ kể từ thấp điểm tháng 8, ở mức 1,79 triệu tấn, tăng 41,5% so với tháng trước. Sự phục hồi được nhận thấy ở tất cả các mặt hàng thép thành phẩm, tốc độ tăng trưởng biến động ở mức 24.7- 79.8% so với tháng 9.

Nhìn chung, Việt Nam đã sản xuất 25,6 triệu tấn trong 10 tháng 2021, tăng trưởng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng bán ra ở mức 22,6 triệu tấn, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa là 16,4 triệu tấn, tăng 34,3% trong khi sản lượng xuất khẩu tăng vọt lên mức 6,2 triệu tấn, tăng 72.4%.

Xuất khẩu thép chính thức cán mốc 10 tỷ USD, cổ phiếu thép “quay xe” sau chuỗi ngày trượt dốc?

Tình hình tiêu thụ nội địa dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới nhờ chính sách đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ. Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, nguồn vốn đầu tư công năm 2021 ước thanh toán đến hết tháng 10/2021 là trên 257.387 tỷ đồng. Còn khoảng 203.913 tỷ đồng vẫn đang “cất két”, cần phải giải ngân trong giai đoạn nước rút.

Bộ Giao thông Vận tải mới đây cũng lên giây cót đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Lũy kế 11 tháng, Bộ này giải ngân được 31.869 tỷ đồng, đạt 73,4% kế hoạch, phấn đấu giải ngân tối thiểu 90% kế hoạch vào cuối năm 2021 và 95% vào tháng 1/2022. Trước mắt, kế hoạch tháng 12/2021, Bộ Giao thông vận tải tập trung hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công 9 dự án, hoàn thành 12 dự án.

Trong dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải dự kiến triển khai khởi công mới 67 dự án. Đáng lưu ý, 6 dự án quan trọng quốc gia Bộ Giao thông vận tải sẽ ưu tiên triển khai trong thời gian tới, đó là dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Vành đai 4 Hà Nội, Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, dự án đầu tư công mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B - C.

Với tiềm năng tăng trưởng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu mạnh mẽ những tháng cuối năm, cổ phiếu thép đang được đánh giá đang ở vùng hấp dẫn để tích luỹ đầu tư.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.10 +0.25 (+0.97%)
18.80 (0.00%)
19.35 +0.05 (+0.26%)
3,306.00 -42.00 (-1.25%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả