Triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng: Mục tiêu trung hạn
Tăng trưởng tín dụng gấp 4 lần so với quý I là điểm sáng của ngành ngân hàng trong quý II/2024. Nhà đầu tư có thể xem xét cổ phiếu ngân hàng cho mục tiêu trung hạn.
Lợi nhuận ngân hàng phục hồi ấn tượng
Bức tranh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng có sự phân hóa nhất định. Các ngân hàng có chiến lược kinh doanh tốt, nguồn vốn dồi dào và đa dạng hóa được các nguồn thu phí sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng và giữ được mức lợi nhuận tốt dù chịu nhiều áp lực từ thị trường. Tuy nhiên, sẽ có những ngân hàng tiếp tục tìm các giải pháp tái cấu trúc để vượt khó, xử lý các vấn đề rủi ro nợ xấu và biên độ lợi nhuận có xu hướng ngày càng thu hẹp.
Dẫn số liệu từ sàn HOSE, MBS thống kê tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng tăng vọt 22,6% nhờ tổng thu nhập hoạt động được cải thiện với thu nhập lãi thuần tăng 19,3% và kiểm soát chi phí hoạt động. Hầu hết các ngân hàng đều tăng trưởng, ngoại trừ VIB và OCB, và tăng trưởng của nhóm NHTM cổ phần tư nhân chiếm ưu thế hơn các NHTM cổ phần nhà nước.
NHTM cổ phần tư nhân hồi phục từ mức đáy, một số tăng ngân hàng trưởng lợi nhuận trước thuế ấn tượng TCB tăng 38,5%, VPB tăng 71,6%. Trong khối các NHTM cổ phần lớn như HDB tăng 50,9%, LPB tăng 244%, SSB tăng 83% và EIB tăng 52% và NAB tăng 60% trong khối các NHTM cổ phần vừa.
Theo NHNN, về giải ngân tín dụng trong quý II/2024 đạt mục tiêu tăng trưởng ngành. Trái ngược với quý I/2024 có mức tăng trưởng tín dụng (TTTD) chậm thì TTTD trong quý II/2024 tăng mạnh. Mặc dù TTTD giảm xuống còn 5,66% vào cuối tháng 07/2024, nhu cầu tín dụng vẫn kỳ vọng hồi phục trong bối cạnh điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn. Một số ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng tín dụng của ngành, bao gồm LPB, TCB, ACB, MSB, HDB.
Bên cạnh đó, biên lãi ròng (NIM) của tổng 27 ngân hàng tăng trong bối cảnh TTTD cao hơn. NIM trong quý II/2024 có sự cải thiện rõ rệt ở khối NHTM cổ phần tư nhân hơn là khối NHTMCP Nhà nước. CASA duy trì ở mức 21%, trong đó MBB (38%) và TCB (37%) giữ vị trí dẫn đầu, tiếp theo là VCB (34%) và MSB (26%).
Bên cạnh tăng trưởng, nợ xấu quý II/2024 của tổng 27 ngân hàng gồm các nhóm 3-5 và nhóm 2-5 duy trì ở mức 2,2%. Dẫn đầu tỷ lệ nợ xấu thấp trong quý này là VCB (1,2%/1,6%), TCB (1,2%/2,1%), ACB (1,5%/2,0%), BAB (1,5%/2,1%), BID (1,5%/3,1%), CTG (1,6%/3,0%). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) giảm từ mức 87% trong quý I/2024 xuống còn 81% trong quý II/2024. Nhóm NHTM cổ phần nhà nước, MBB, và TCB vẫn duy trì LLCR trên mức 100%.
Triển vọng cho cổ phiếu ngân hàng
Với sự phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm 2024 có thể tăng nhanh và cao hơn so với năm 2023. NIM có thể cải thiện trở lại từ quý II và nửa cuối năm 2024. Mặc dù nợ xấu tăng trở lại, các chuyên gia chứng khoán MBS kỳ vọng tình hình này sẽ được kiểm soát trong bối cảnh điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn trong nửa cuối năm 2024.
Theo MBS, định giá ngân hàng hấp dẫn với mức P/B hiện tại là 1.46x thấp hơn mức định giá trung bình lịch sử 5 năm là 1.8x. Do vậy nhà đầu tư có thể tham khảo một số cổ phiếu ngân hàng cho mục tiêu trung hạn:
VCB: Giảm trích lập dự phòng hỗ trợ lợi nhuận
Theo MBS, hiện tỷ lệ CASA của VCB cải thiện tăng 70 điểm cơ đạt 35,4% trong quý II/2024. Thu nhập lãi ròng giảm do giảm lãi suất để hỗ trợ người vay. Với thu nhập lãi ròng không có sự đột biến trong bối cảnh chi phí vốn tăng; Tuy nhiên, tỷ lệ CASA cải thiện sẽ giúp VCB giảm được chi phí vốn.
Chất lượng tài sản được giữ vững trong quý II /2024, với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,20% của VCB thuộc mức thấp nhất của ngành, đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao nhất ngành với 212%. Điều này cho phép VCB linh hoạt trong việc giảm dự phòng để hỗ trợ cho lợi nhuận.
MBS khẳng định VCB vẫn tiếp tục là ngân hàng có chất lượng tốt nhất. Cổ phiếu VCB hiện giao dịch ở mức P/B 2024E là 2,4x, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm. Các chuyên gia MBS lưu ý hiện kế hoạch bán 6,5% cổ phần có thể là chất xúc tác đáng kể cho giá cổ phiếu VCB. Dự báo tỷ lệ CAR của VCB sẽ cải thiện lên khoảng 14% nếu thương vụ diễn ra thành công.
MBB: Chất lượng tài sản được cải thiện
Tỷ lệ CASA của MBB cải thiện lên mức 38,6 giúp ngân hàng kiểm soát chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất tăng trong quý II/2024. Chi phí hoạt động đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (+28%). Trong quý, MBB trích lập 2.000 tỷ đồng cho chi phí dự phòng. Tổng nợ xấu giảm 28% so với quý trước và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,64%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của MBB đạt 102% (+22 điểm phần trăm trong quý II/2024. Trong bối cảnh môi trường lãi suất gia tăng thì việc cải thiện CASA sẽ giúp hỗ trợ NIM tốt hơn.
Kỳ vọng các Luật Bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/8 sẽ giúp các ngân hàng, trong đó có MBB cải thiện chất lượng tài sản.
Trong quý, MBB trích lập 2.000 tỷ đồng cho chi phí dự phòng. Tổng nợ xấu giảm 28% so với quý trước và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,64%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của MBB đạt 102% (+22 điểm phần trăm trong quý II/2024. Trong bối cảnh môi trường lãi suất gia tăng thì việc cải thiện CASA sẽ giúp hỗ trợ NIM tốt hơn.
Chất lượng tài sản cải thiện và tỷ trọng TPDN có xu hướng giảm. Việc TPDN (chủ yếu là TPDN từ các nhà phát triển BĐS) chiếm tỷ trọng cao trước đó đã ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của MBB. Tuy nhiên, kỳ vọng các luật mới liên quan đến bất động sản sẽ phần nào hỗ trợ thị trường này trong thời gian tới, giúp cải thiện thêm chất lượng tài sản của MBB.
MBS định giá của MBB đang ở mức rẻ với P/B 2024E là 1,1x, thấp hơn một chút so với mức trung vị ngành, mặc dù MBB có hiệu quả hoạt động tốt hơn trung bình ngành. CTCK dự báo ROE 2024E của MBB là 23% so với mức trung vị ngành là 18%. Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu MBB, với hiệu suất sinh lời 12 tháng (bao gồm cổ tức) là 38%.
VPB: Thu nhập từ lãi ròng thúc đẩy lợi nhuận
MBS cho rằng, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của VPB đạt tăng 7,7%. Tính riêng ngân hàng, tín dụng tăng 8,2%. Trong khi đó, dư nợ cho vay tại FE Credit tăng 3,5%, chiếm khoảng 11% tổng dư nợ cho vay.
Thu nhập lãi ròng tăng vọt lên 12,4 nghìn tỷ đồng trong quý II/2024, chủ yếu nhờ giảm chi phí vốn, từ mức bình quân 6,0% trong năm 2023 xuống 4,1% trong quý II/2024.Tỷ lệ nợ xấu gộp ở mức 5,08% ( tăng 24 điểm cơ bản) trong quý II/2024 dựa trên số liệu trên báo cáo tài chính. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ đạt 3,31% đi ngang nhưng giảm 57 điểm cơ bản).
Tỷ lệ LDR của VPB là 81,1%, so với mức trần của SBV là 85,0%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho cho vay trung và dài hạn chỉ ở mức 23,5%, thấp hơn nhiều so với mức trần của SBV là 30,0%. Tỷ lệ CASA cải thiện là một tín hiệu tích cực, giúp hỗ trợ VPB trong việc giảm chi phí vốn. Tỷ trọng TPDN trên tổng tài sản giảm, chỉ còn 2,5%. Đây là một xu hướng tích cực đối với chất lượng tài sản của VPB.
Tương tự với MBB, các chuyên gia phân tích MBS kỳ vọng các luật mới liên quan đến bất động sản sẽ hỗ trợ gỡ nút thắt thanh khoản và giúp phục hồi thị trường này trong thời gian tới; Từ đó góp phần cải thiện chất lượng tài sản của VPB. Theo MBS, định giá VPB hiện vẫn còn rẻ, giao dịch ở mức P/B 2024E là 1,1x so với mức trung vị ngành là 1,2x. Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VPB với mức sinh lời dự kiến trong 12 tháng (bao gồm cổ tức) 26%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận