Triển vọng ngành điện năm 2023: Kỳ vọng quy hoạch điện VIII
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam có kế hoạch đầu tư 123 tỷ USD vào ngành điện giai đoạn 2021-2030, tương đương với 12.3 tỷ USD/năm (4% - 5% GDP của Việt Nam), trong đó 107 tỷ USD được dành để xây dựng các nhà máy điện mới và 15 tỷ USD được đầu tư cho mạng lưới truyền tải.
ĐIỂM NHẤN:
• Thuỷ điện: kém khả quan do thuỷ văn không thuận lợi
• Nhiệt điện: khả quan nhờ tăng sản lượng huy động
• NLTT: cơ chế giá chuyển tiếp sẽ khiến KQKD các DN triển khai dự án NLTT phân hoá
▪ Doanh nghiệp có khả năng cải thiện chi phí phát triển, vận hành, cũng như có năng lực huy động nguồn vốn rẻ sẽ nắm ưu thế
RỦI RO:
• Tỷ giá USD/VND tăng mạnh
▪ Các dự án còn dư nợ vay USD sẽ chịu rủi ro tỷ giá, rủi ro tỷ giá sẽ tác động lớn hơn tới các doanh nghiệp có dự án chuyển tiếp do giá điện chuyển tiếp được quy định bằng đồng VND
▪ Các DNNY có dư nợ ngoại tệ lớn: PC1 ($167 mn), POW ($79 mn), HND ($49 mn), QTP ($33 mn) • Tăng trưởng kinh tế giảm tốc tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ điện
Rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng hơn dự kiến khiến kinh tế giảm tốc gây rủi ro giảm nhu cầu tiêu thụ điện kéo theo sản lượng huy động và giá bán điện giảm
• Rủi ro cạnh tranh từ các dự án NLTT chuyển tiếp
▪ Khung giá chuyển tiếp các dự án NLTT thấp hơn đáng kể so với giá FIT, điều này có thể tăng rủi ro cạnh tranh giữa các dự án NLTT
▪ Trong kịch bản tiêu cực, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc suy giảm, rủi ro EVN sẽ giảm huy động từ các dự án NLTT có chi phí cao (dự án hưởng giá FIT cũ)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận